Một giờ trên lớp của cô giáo Nguyễn Thị Lợi, giáo viên trường tiểu học Kim Đồng (thị trấn Đà Bắc).
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lợi vẫn không quên được ngày đầu tiên lên dạy học nơi vùng sông nước xã Tân Dân (năm 1998, nay thuộc huyện Mai Châu). Xóm bản, núi rừng xa vắng, sông nước vời vợi, nhìn về hạ lưu gợi lên những suy nghĩ khó nói thành lời. Chi lẻ gần bờ sông, cách điểm trường chi chính từ vài ba giờ đồng hồ đi thuyền và đi bộ nên cô phải ở lại đó để dạy. Căn nhà và lớp học làm bằng tre, nứa, lá, mưa nắng đã đành, vất vả nhất là khi mùa đông gió bấc thổi kèm hơi nước sông Đà. Cô và trò phải cùng chống chọi những rét mướt để vượt qua những mùa đông...
Nhưng khi đứng lớp, gặp gỡ các em học sinh, những cảm nhận về nỗi vất vả dần trôi nhanh. Nơi đây, 100% học sinh là con em các dân tộc thiểu số, phần lớn thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn; việc đi học của các em chủ yếu bằng thuyền độc mộc. Các em đang cần cái chữ để vào đời...
Thực hiện lời dặn của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt - học tốt”. Vì vậy, ngay từ khi nhận lớp, điều đầu tiên cô phải làm đó là học thêm tiếng địa phương để tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, kể cả trong lớp và ngoài giờ để tạo hòa nhập đối với học sinh dân tộc trong giao tiếp, cộng đồng, tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương, tìm hiểu tâm tư, hoàn cảnh của từng em, rà soát, phân loại học sinh để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ, tìm biện pháp phù hợp trong tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các em học tập. Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô còn hỗ trợ cho các em tập vở, bút, cặp sách và quần áo.
Sau 2 năm ra trường, năm học 2000 - 2001, cô đã một mình vượt 40 km đường sông về dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Kết quả, cô là người đầu tiên của xã đạt giáo viên giỏi cấp huyện. Sau 5 năm dạy học ở Tân Dân, năm 2004, cô được chuyển công tác tại trường tiểu học Kim Đồng (thị trấn Đà Bắc). Về ngôi trường có bề dày thành tích, cũng không khỏi có áp lực, vì thế, cô luôn nỗ lực hết mình, bắt kịp nhanh với điều kiện thực tế của nhà trường, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy và đặc biệt chú ý đến việc dạy học sao cho phù hợp với trình độ học sinh trong lớp bằng những việc làm cụ thể như: dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh (đặc biệt quan tâm đến học sinh trung bình, yếu trong mọi tình huống). Hàng tháng lập bảng thống kê khả năng riêng của từng em, lập kế hoạch bồi dưỡng với từng học sinh cho 2 môn toán và tiếng Việt. Thường xuyên phát động phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt” giữa thầy và trò, phong trào thi đua đạt nhiều điểm 10, phong trào “vở sạch - chữ đẹp”, “đôi bạn cùng tiến”...
Bản thân cô luôn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đi đầu trong phong trào ứng dụng CNTT trong soạn giảng; thường xuyên tự học, tìm tòi, nghiên cứu các loại sách báo, tạp chí giáo dục, truy cập thông tin, bài giảng điện tử và trên mạng in-tơ-nét để học hỏi kinh nghiệm, khai thác, sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp phát và tự làm nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy, trong các tiết học tổ chức các trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh. Là tổ trưởng chuyên môn, cô lập kế hoạch cụ thể sinh hoạt theo chuyên đề, thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm ở các trường bạn để nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong giảng dạy. Với sự say mê, yêu nghề, cộng với sự cố gắng nỗ lựcù của bản thân, hàng năm, lớp cô đều có học sinh xếp loại khá, giỏi, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, có nhiều em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Với 15 năm trong nghề, cô luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tích: 9 năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 9 năm liên tục đạt chiến sỹ thi đua. Từ năm học 2006 - 2009, cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm học 2011 - 2012, vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, cô vẫn tham gia dự thi và đạt giải nhất giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh khối lớp 1. Tháng 11/2012, cô được công nhận giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp quốc gia; được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ông cùng gia đình đã quyết định hiến 3.000 m2 đất trồng cây lâu năm để xây dựng công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho hơn 7 ha ruộng của nhân dân xã Ngổ Luông. Trong cuộc sống cũng như công việc, ông luôn là người cán bộ mẫu mực, có uy tín, được nhân dân tin yêu. Ông là Bùi Thanh Linh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngổ Luông, huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi do Hội LHPN Việt Nam tổ chức, chị Dương Thị Bin, xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã vinh dự là đại diện duy nhất của tỉnh và là 1 trong 29 phụ nữ xuất sắc của cả nước được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2002 - 2012. Chị cũng là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được Tỉnh ủy và UBND tỉnh khen thưởng là điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2011 - 2013.
(HBĐT) - Đã từng bị đối tượng trộm chó ép xe ngã xuống vực dẫn đến rạn xương cổ tay nhưng không vì thế mà tinh thần tấn công truy bắt tội phạm của anh giảm sút. Suốt hơn 9 năm liên tục anh đã hoàn thành tốt công việc của người công an viên và vinh dự được Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Anh là Bùi Văn Lưu, công an viên xóm Can Hạ, xã Tân Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Đó là nhận xét chung của những ai đã từng có dịp tiếp xúc, cộng tác cùng Nguyễn Thị Minh Tuyết, Bí thư Đoàn phường Tân Hoà (thành phố Hoà Bình).
(HBĐT) - Trong kỳ thi đại học vừa qua, em Kiều Thị Kim Thảo là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lạc Thủy B thi vào Học viện Tài chính đạt 27,5 điểm, trong đó, môn toán 9,00, lý 8,75, hóa 9,75 điểm cộng 1,5 là 29 điểm điểm các môn. Với số điểm này, em là một trong 4 thủ khoa của trường.
(HBĐT) - Sau nhiều năm tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, góp phần vào đại thắng mùa xuân 1975, năm 1977, bác Nguyễn Văn Linh (thương binh) xuất ngũ trở về địa phương. Nay bác đã 60 tuổi, là hội viên hội CCB, hội viên chi hội người cao tuổi xóm Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy). Gia đình bác nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa, nông dân sản xuất giỏi. Với ý chí thoát nghèo, nhiều năm qua, gia đình bác đã không ngừng nỗ lực lao động, vươn lên làm giàu bằng chính mồ hôi, công sức của mình. Đồng thời, bác còn giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát nghèo.