Anh Bùi Văn Sơn - người vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2013.
(HBĐT) - Là 1 trong 3 thanh niên tiêu biểu của tỉnh ta vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2013 dành cho các nhà nông trẻ xuất sắc, anh Bùi Văn Sơn, Bí thư Đoàn xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) không những là người thủ lĩnh Đoàn nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu mà anh còn là một ông chủ trang trại trẻ với mô hình nuôi lợn bản địa, gà ri và gà Tam Hoàng.
Sinh ra trong một gia đình đông con, có 6 anh - chị em, nguồn thu chủ yếu là làm ruộng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện để học chuyên nghiệp, năm 2003, sau khi tốt nghiệp THPT, anh đã vận động gia đình trồng được 2,5 ha cây bương. Bương là loại cây cho thu nhập măng, vừa cho thu nhập lá, thân cây. Ban đầu, bà con hàng xóm không ủng hộ việc trồng bương vì lúc đó chưa có đường ô tô, chưa bán được sản phẩm nên thu nhập từ cây bương chưa được nhiều. Đến năm 2006, khi đường giao thông liên xã được mở, măng, lá cây bương bán được ra thị trường bên ngoài, bà con trồng bương nhiều. Nhờ đó, gia đình anh đã bán được giống, tạo được nguồn giống cung ứng cho bà con trong xã.
Năm 2006, được tiếp cận với thị trường bên ngoài, được đi tham quan một số mô hình làm kinh tế của bạn bè, anh nhận thấy lợn bản địa, gà ri và những thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ ở vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn có giá thành cao và đang được ưa chuộng. Anh quyết định nuôi lợn bản địa và gà ri, gà Tam Hoàng với phương pháp nuôi úm bằng điện.
Với kinh phí ban đầu 10 triệu đồng cộng với vay mượn bạn bè, cuối năm 2012, gia đình anh đã có 3 ha đất, trong đó, 2,5 ha bương là nơi chăn thả, kết hợp lấy lá thức ăn cho trâu, bò. Hiện với 6 con bò, 4 con trâu, 0,5 ha đất là khu vực dành cho chăn nuôi. 4 mẹ lợn bản địa, gà ri, gà Tam Hoàng hơn 400 con cộng với măng, thu mua và chế biến lá bương, bán cây bương, tổng thu nhập của gia đình anh (trừ các khoản chi phí) đạt trên 100 triệu đồng/năm.
Không chỉ dừng lại ở việc làm giàu cho gia đình, anh Sơn còn có ý thức nhân rộng mô hình và giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế. Nhận thấy nhu cầu nuôi gà của bà con cũng như thanh niên trong xã đang lên cao, đầu năm, anh kết hợp với 2 thanh niên vừa tốt nghiệp đại học thú y mua một máy ấp trứng gà, một lần ấp được 2.000 trứng. Dự kiến có thể cung ứng giống cho bà con vào cuối năm. Đồng thời các anh đang bắt tay vào xây dựng đề án nuôi lai giữa lợn lòi với lợn bản địa để tạo ra giống lợn lòi có giá trị kinh tế cao hơn.
Với những hiệu quả trong việc phát triển kinh tế gia đình và giúp đỡ nhân dân, anh Sơn được nhân dân, đặc biệt là thanh niên cảm phục và làm theo. Anh vinh dự được chọn là 1 trong 3 chủ trang trại trẻ tiêu biểu nhất của tỉnh tham dự hội nghị chủ trang trại trẻ khu vực phía Bắc năm 2013 và được Hội LHTN Việt Nam tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong CVĐ “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”. Ngày 21/9, anh vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ VIII năm 2013 của T.ư Đoàn dành cho các nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc.
Đỗ Hương
(Huyện ủy Lạc Sơn)
(HBĐT) - Đã từng bị đối tượng trộm chó ép xe ngã xuống vực dẫn đến rạn xương cổ tay nhưng không vì thế mà tinh thần tấn công truy bắt tội phạm của anh giảm sút. Suốt hơn 9 năm liên tục anh đã hoàn thành tốt công việc của người công an viên và vinh dự được Giám đốc Công an tỉnh tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Anh là Bùi Văn Lưu, công an viên xóm Can Hạ, xã Tân Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Đó là nhận xét chung của những ai đã từng có dịp tiếp xúc, cộng tác cùng Nguyễn Thị Minh Tuyết, Bí thư Đoàn phường Tân Hoà (thành phố Hoà Bình).
(HBĐT) - Trong kỳ thi đại học vừa qua, em Kiều Thị Kim Thảo là học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lạc Thủy B thi vào Học viện Tài chính đạt 27,5 điểm, trong đó, môn toán 9,00, lý 8,75, hóa 9,75 điểm cộng 1,5 là 29 điểm điểm các môn. Với số điểm này, em là một trong 4 thủ khoa của trường.
(HBĐT) - Sau nhiều năm tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, góp phần vào đại thắng mùa xuân 1975, năm 1977, bác Nguyễn Văn Linh (thương binh) xuất ngũ trở về địa phương. Nay bác đã 60 tuổi, là hội viên hội CCB, hội viên chi hội người cao tuổi xóm Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy). Gia đình bác nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa, nông dân sản xuất giỏi. Với ý chí thoát nghèo, nhiều năm qua, gia đình bác đã không ngừng nỗ lực lao động, vươn lên làm giàu bằng chính mồ hôi, công sức của mình. Đồng thời, bác còn giúp đỡ mọi người cùng vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường biên giới tây nam, năm 1990 CCB Hoàng Văn Chiến ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn nhưng với nghị lực của anh “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không chùn bước trước khó khăn, thách thức, tự mình vươn lên tỏa sáng giữa cuộc sống đời thường.
(HBĐT) - Biết rằng thời buổi này “tấc đất, tấc vàng” nhưng đó là lợi ích trước mắt. Có đường giao thông mới, việc vận chuyển hàng hóa của bà con thuận tiện, cây trái, hoa màu và nhiều mặt hàng nông sản khác của địa phương sẽ vươn ra thị trường nhanh hơn và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều... Đấy mới là cái lợi lâu dài. Đó là lời tâm sự của CCB Quách Văn Cạp ở xóm Rại, xã Hữu Lợi (Yên Thủy).