Ngoài thời gian ở cơ quan, chị Hoa luôn là người con dâu hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng đã trên 90 tuổi.
(HBĐT) - Thân thiện, dễ gần là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với chị Phạm Ngọc Hoa, Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Động giàu truyền thống anh hùng, năm 1987, tốt nghiệp trường Cđ Sư phạm Hòa Bình, chị được nhận về dạy tại trường tiểu học Lập Chiệng, sau đó là trường tiểu học Hợp Kim (Kim Bôi), năm 2005 chị được đề bạt làm Hiệu phó trường tiểu học Hợp Kim..., đến năm 2011, chị được điều chuyển làm Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Bôi và sau đó làm Chủ tịch LĐLĐ huyện. Trải qua nhiều vị trí công tác, dù ở cương vị nào, chị đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, dành hết tâm huyết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Để các chị em “Giỏi việc nước” đã là khó nhưng để đạt được “Đảm việc nhà” càng khó khăn, vất vả hơn. Đối với chị Hoa thiệt thòi hơn nhiều PN khác do chồng chị mất cách đây đã 14 năm khi 2 con còn nhỏ, một mình chị phải gánh vác mọi công việc trong gia đình. Vì thế, chị luôn phấn đấu hoàn thành tốt cả việc cơ quan, lẫn việc nhà, giữa việc chung và việc riêng. Noi gương mẹ, hai con của chị đều đạt học sinh xuất sắc và giành nhiều giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Hiện, con gái lớn của chị đang là sinh viên năm cuối khoa kinh tế đối ngoại trường đại học
Ngoài thời gian công việc của cơ quan, chăm sóc gia đình, chị Hoa còn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh vận tải và xây dựng. Hiện nay, gia đình chị có 6 đầu xe, trong đó có 4 xe du lịch, 2 máy xúc hoạt động vận tải hành khách và san lấp mặt bằng. Từ mô hình phát triển kinh tế này, gia đình chị đã giải quyết việc làm cho 10 lao động với mức lương trung bình từ 2,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Với những nỗ lực, cố gắng của mình, chị Phạm Ngọc Hoa đã thực sự trở thành chỗ dựa tinh thần cho người thân trong gia đình và cũng là hạt nhân nòng cốt tạo đà cho sự phát triển các hoạt động phong trào của địa phương. Chị đã vinh dự được đại diện cho hàng nghìn CB, CNVC-LĐ nữ trong toàn tỉnh được Tổng LĐLĐ Việt
Hoàng Huy
(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tăm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Sào Đông, xã Sào Báy (Kim Bôi), một trong những phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi được tham gia hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2013 của Hội LHPN tỉnh. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ nghề đan dây rừng xuất khẩu của chị thiết thực và hiệu quả tại một vùng quê thuần nông.
(HBĐT) - Đối với người vùng cao Thung Rếch, ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả là cách để làm giàu bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ nhưng với suy nghĩ khác, ông Nguyễn Xuân Thanh ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng trên 3 ha cam.
(HBĐT) - Xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) hiện có 94 hộ gia đình với 376 khẩu. Những năm 2000, xóm từng được biết đến là xóm 2 không: không có nhà văn hóa, không có đường bê tông, đường điện lưới do nhân dân tự góp tiền mua cột, mua dây mắc vào nhà. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bộ mặt xóm thua kém nhiều so với các xóm khác trên địa bàn xã. Trước thực tế đó, năm 2007, khi được bà con bầu làm Trưởng xóm, ông Bùi Trung Trực đã trăn trở với việc xác định những việc cần làm ngay và từng bước thực hiện.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.
(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.
(HBĐT) - Gần như gắn bó cả cuộc đời với nghề quản giáo, trung tá Nguyễn Khắc Hùng, Phân trại trưởng Trại tạm giam - Công an tỉnh thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng phạm trọng tội. Tuy nhiên, khi biết mình mang án tử hình những kẻ hung hăng, hiếu chiến kia trở lại với chính con người thật của mình. Họ sợ hãi, lo lắng, thậm chí không ăn, không ngủ khi cái chết treo lơ lửng. Trách nhiệm của người quản chế như trung tá Hùng là cảm hóa, giáo dục để họ ăn năn, hối cải, đón nhận cái chết một cách êm ái, nhẹ nhàng.