“Doanh nhân Văn hóa - Nữ tướng thời bình”  Bùi Thị Lan Phương giới thiệu nét tinh tế của sản phẩm thổ cẩm Mường.

“Doanh nhân Văn hóa - Nữ tướng thời bình” Bùi Thị Lan Phương giới thiệu nét tinh tế của sản phẩm thổ cẩm Mường.

(HBĐT) - Thời điểm năm 2007, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dần mai một, dường như chỉ còn lại trong ký ức hối tiếc của người già. Mấy mươi năm gắn bó với công việc người cán bộ văn hóa huyện, bà Bùi Thị Lan Phương, xóm Định, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người, trong đó có những nghệ nhân tuổi đã cao, sức đã yếu trăn trở về lớp con cháu không còn mặn mà với nét văn hóa khi xưa.

 

Trăn trở đó theo bà cho đến ngày được về chế độ nghỉ hưu, bao tâm sức dồn nén và  gần như tức thời, bà bắt tay vào việc thành lập HTX Dệt thổ cẩm Vọng Ngàn với mong ước khôi phục một phần nét văn hóa truyền thống, phát triển nghề dệt thổ cẩm.

 

Được sự khích lệ, hậu thuẫn từ người chồng là ông Đinh Công Sằn cùng chung tâm huyết khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bà đến các điểm sản xuất, trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm trong, ngoài tỉnh như Thanh Hóa, Hà Giang, Thái Nguyên để thăm quan, học tập, qua đó tìm hiểu mẫu mã, hoa văn của các dân tộc Thái, Lào, Mông từ đó chắp nối, sáng tạo phù hợp với hoa văn của dân tộc Mường. Cùng thời gian đó, bà không quản đường sá xa xôi đạp xe ra TPHB, tìm đến tiệm may người quen để mua vài chiếc máy may cũ về làm. Mặt khác, thuê một số thợ kỹ thuật khéo, nghệ nhân lành nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có mẫu mã bắt mắt, đa dạng. Cũng từ đây, hướng đi của HTX được xác định, những khó khăn được tháo gỡ dần. Từ chỗ chỉ có 13 xã viên lúc gây dựng ban đầu, đông đảo chị em phụ nữ trong, ngoài xã đã viết đơn gia nhập HTX. Tính đến nay, HTX đã quy tụ được 130 chị em xã viên. Hộ nghèo, người tàn tật cũng được bà tạo mọi điều kiện hỗ trợ truyền nghề, đảm bảo nguồn thu nhập.

 

Vào khoảng giữa năm 2012, HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn được Liên minh HTX tỉnh đầu tư hỗ trợ 10 máy khâu. Bà lại đóng thêm 60 khung dệt đôi thay cho các khung dệt đơn để chất lượng dệt tốt hơn, sản phẩm đẹp và số lượng sản phẩm tăng hơn nữa. Khi hoạt động thực sự lớn mạnh, bạn bè xa gần cũng biết đến uy tín của HTX nhiều hơn. Với phương thức “hợp tác làm ăn, ký kết lâu dài”, nhiều đối tác tiêu thụ lớn đã tìm đến HTX như đối tác ở huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh (Thanh Hóa) hợp đồng tiêu thụ 2.000 khăn piêu trị giá 450 triệu đồng/năm. Nghệ nhân của HTX được mời đi truyền nghề 8 lớp dệt, 3 lớp may hàng thổ cẩm ở một số HTX tỉnh bạn. Nhiều hợp đồng được ký kết với các nơi, xã viên HTX không đảm nhận hết. HTX đã chủ động, tăng cường liên kết với các HTX, doanh nghiệp bạn nhằm đảm bảo hợp đồng đã ký kết, đồng thời làm tăng mối thâm giao, gắn bó giữa thổ cẩm của các dân tộc khác với thổ cẩm Mường.

 

Sản phẩm của HTX được khách trong nước, quốc tế đánh giá cao khi tham gia các hội chợ 1000 năm Thăng Long và nhiều hội chợ khác trong khu vực. HTX hiện có 3 cơ tại xã Mãn Đức, Đông Lai, Phú Cường và nhiều điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại một số khu du lịch trong và ngoài tỉnh.

 

Sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của HTX năm sau cao hơn năm trước, tổng doanh thu năm 2013 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản phẩm hàng hóa thực hiện đạt trên 1,5 tỷ đồng. Cũng với sự dẫn dắt của bà Phương, từ năm 2010 đến nay, HTX đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các bộ, Liên minh HTX với nhiều danh hiệu cao quý: HTX điển hình tiên tiến, sản phẩm tiêu biểu toàn quốc, thành tích tham gia hội thảo nghề dệt truyền thống khối ASEAN lần thứ 4, Cúp vàng “Hợp tác vì cộng đồng thịnh vượng”, giấy chứng nhận “Vì sự nghiệp XĐ-GN” và bằng khen của UBND tỉnh về thành tích xuất sắc trong thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII). Vừa qua, bà được Trung tâm Doanh nhân Việt Nam trao biểu tượng vàng “Doanh nhân văn hóa - nữ tướng thời bình”.

 

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Ngoài thời gian ở cơ quan, chị Hoa luôn là người con dâu hiếu thảo chăm sóc mẹ chồng đã trên 90 tuổi.
Bà Nguyễn Thúy Lan trong cuộc sống đời thường.
Không nản chí trước khó khăn, luôn cần cù, chịu khó đã giúp chị Hiền thành công bằng cách làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình.
Bà Bùi Thị Lan Phương tại lễ tôn vinh  “Doanh nhân văn hóa -  nữ tướng thời bình”

Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận nhận cúp Bông hồng vàng

(HBĐT) - Bà Phạm Thị Nhuận – Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận (thành phố Hòa Bình) vừa được trao cúp Bông hồng vàng tại lễ tôn vinh nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp tổ chức hôm 1/3.

Làm giàu từ nghề đan dây rừng xuất khẩu

(HBĐT) - Chị Bùi Thị Tăm, chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm Sào Đông, xã Sào Báy (Kim Bôi), một trong những phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi được tham gia hội nghị biểu dương phụ nữ làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2013 của Hội LHPN tỉnh. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ nghề đan dây rừng xuất khẩu của chị thiết thực và hiệu quả tại một vùng quê thuần nông.

Người mang cây cam lên vùng cao Thung Rếch

(HBĐT) - Đối với người vùng cao Thung Rếch, ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả là cách để làm giàu bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ nhưng với suy nghĩ khác, ông Nguyễn Xuân Thanh ở xóm Thung Dao, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng trên 3 ha cam.

Người trưởng xóm làm “Dân vận khéo”

(HBĐT) - Xóm Yên Bình, xã Đoàn Kết (Yên Thuỷ) hiện có 94 hộ gia đình với 376 khẩu. Những năm 2000, xóm từng được biết đến là xóm 2 không: không có nhà văn hóa, không có đường bê tông, đường điện lưới do nhân dân tự góp tiền mua cột, mua dây mắc vào nhà. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, bộ mặt xóm thua kém nhiều so với các xóm khác trên địa bàn xã. Trước thực tế đó, năm 2007, khi được bà con bầu làm Trưởng xóm, ông Bùi Trung Trực đã trăn trở với việc xác định những việc cần làm ngay và từng bước thực hiện.

Người phụ nữ năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm gia đình hội viên phụ nữ năng động, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Đó là gia đình chị Quách Thị Như ở phố Rạnh, xã Đông Bắc. Gặp chị đúng thời điểm Công ty của gia đình chị đang bận rộn trả hàng về Tổng Công ty nhưng chị rất niềm nở, khéo léo sắp xếp công việc hợp lý rồi tiếp chúng tôi thật chân tình, thân thiện.

Gặp nữ công nhân nhận giải thưởng sáng tạo kỹ thuật năm 2013

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết trao giải cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 4, năm 2013, có một giải pháp đã làm nhiều đại biểu tại hội trường khâm phục xen lẫn bất ngờ. Khâm phục bởi tính hiệu quả và ứng dụng cao của giải pháp trong sản xuất. Bất ngờ bởi tác giả của giải pháp nặng tính kỹ thuật ấy không phải của một kỹ sư tài năng nào đó mà lại là một nữ công nhân. Cô gái với những điều bất ngờ ấy chính là Phan Thị Ngọc Tú, công nhân Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R - Việt Nam với giải pháp “Thay đổi quy cách đá mài áp dụng trong gia công thấu kính quang học nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đá mài tiết kiệm chi phí sản xuất”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục