Anh Khà A Khua hướng dẫn dân quân tự vệ ở Hang Kia.
(HBĐT) - Khà A Khua để lại ấn tượng với chúng tôi không chỉ là sự chân thật, hiền lành vốn có của một chàng trai người Mông mà còn là sự nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ trong vai trò của người chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Hang Kia (Mai Châu).
Năm 2002, khi đủ 18 tuổi, Khà A Khua viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Với sự nỗ lực không ngừng, Khua đã được đơn vị cử đi học nhiều lớp đào tạo về kiến thức quân sự. Năm 2004 xuất ngũ về địa phương anh được Đảng ủy, UBND xã giao giữ chức vụ trung đội trưởng dân quân cơ động của xã. Sau đó được cử đi học lớp đào tạo cán bộ nguồn tại trường Quân sự tỉnh. Kết thúc khóa học, về công tác, Khà A Khua đã nỗ lực phấn đấu và được đề cử làm Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã. Từ năm 2010 đến nay là Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Hang Kia. Anh kể: Những năm trước, công tác QP - QSĐP của xã gặp nhiều khó khăn, nhất là xây dựng lực lượng dân quân và lực lượng dự bị động viên. Anh đã kiên trì đến từng gia đình tuyên truyền, vận động để nhân dân, nhất là lớp thanh niên trong độ tuổi thực hiện NVQS và tham gia lực lượng dân quân địa phương hiểu về các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chính sách về xây dựng nền QPTD. Nhờ vậy, đến nay lực lượng dân quân xã Hang Kia đã được xây dựng đúng luật, được huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đặc biệt, các gia đình của đội ngũ CBCS dân quân không tham gia buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy và cũng không có gia đình nào ở diện đói nghèo.
Trên cương vị của mình, Khà A Khua luôn xác định phải phát huy tốt vai trò làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ QP - QSĐP, huy động nhân dân tích cực tham gia đóng góp ngày công sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng nông thôn; trong cuộc diễn tập chiến đấu trị an xã Hang Kia năm 2013, Khà A Khua đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã vận động nhân dân đóng góp gỗ, tham gia hàng trăm ngày công để xây dựng “Nhà văn hoá cộng đồng”. Đây là công trình công cộng lần đầu tiên được chính người dân Hang Kia tự nguyện đóng góp xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân ở trong xã. Khà A Khua luôn trăn trở: Làm sao giúp người dân quê mình có cuộc sống ngày càng khá hơn cả về vật chất và tinh thần, bởi khi cuộc sống của bà con được nâng lên, hủ tục lạc hậu, tai - tệ nạn sẽ bị đẩy lùi. Từ thực tế đời sống, sản xuất của người dân trong xã, Khua đã tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã phối hợp với Trung tâm KN-KL huyện, Trung tâm dạy nghề (Bộ CHQS tỉnh), mở 3 lớp KN-KL, 4 lớp dạy nghề cho thanh niên, bộ đội xuất ngũ...
Cùng với thành tích chung của xã Hang Kia được các cấp khen thưởng về công tác QP - QSĐP, trong 3 năm liên tục (2011- 2013), Khà A Khua đều được Bộ CHQS tỉnh tặng giấy khen, 4 năm liền (2010 - 2013), được Huyện ủy Mai Châu khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; năm 2013 được UBND tỉnh tặng bằng khen.
(HBĐT) - Nhạy bén để lựa chọn được nghề phù hợp với giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc và cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, chị Mùa Y Gánh, xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã chọn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống để bán cho khách du lịch và xuất khẩu.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp già Đặng Tiến Bình, 68 tuổi, người dân tộc Dao xóm Phủ, xã Toàn Sơn trong chuyến công tác tại huyện vùng cao Đà Bắc. Già Bình có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và cởi mở, dễ gần, vì lẽ đó mà già dễ dàng tiếp xúc, thuyết phục người dân địa phương chấp hành các chủ trương, chính sách. Theo kinh nghiệm của già, để là người có uy tín được người dân thừa nhận phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
(HBĐT) - Cuối năm 2013, ông Bùi Văn Tỉm, Bí thư chi bộ xóm Khụ, xã Văn Sơn là một trong hai cá nhân tiêu biểu của huyện Lạc Sơn vinh dự được BTV Tỉnh ủy khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2013. Với vai trò của người Bí thư chi bộ, ông đã kiên trì, mềm dẻo vận động nhân dân hăng hái phát triển kinh tế, đóng góp ngày công và tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng.
(HBĐT) - Về xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) ai cũng biết gia đình chị Bùi Thị Lý, hội viên chi hội phụ nữ xóm Rộc mạnh dạn áp dụng KH -KT vào sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với bác sỹ Bùi Thị Quyên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc). Một người luôn thương yêu, tận tình chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình.
(HBĐT) - Gia đình ông Bùi Tiến Mạnh, xóm Sáng Mới, xã Đú Sáng (Kim Bôi) được xem là có “của ăn, của để”, nhà cửa kiên cố, đầy đủ vật dụng sinh hoạt đắt tiền và có hướng phát triển.