Ông Bùi Văn Khóa, xóm Bãi Chạo, Tú Sơn (Kim Bôi) bên dàn chiêng được lưu giữ tại gia đình.
(HBĐT) - Đó là ông Bùi Văn Khóa ở xóm Bãi Chạo, Tú Sơn (Kim Bôi), với tinh thần của NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, ông luôn trăn trở phải làm những việc có ý nghĩa cho cuộc sống. Chính vì vậy, ông quyết tâm thực hiện một việc đã ấp ủ từ lâu, đó là sưu tầm những nét văn hóa truyền thống của quê hương Mường Động.
Năm nay đã ngoài 80, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông Khóa vẫn còn khá minh mẫn. ông kể: Sinh ra và lớn lên ở xã Lập Chiệng, huyện Kim Bôi (một trong những vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường Động) nên ngay từ nhỏ, ông đã được nghe những lời ru của bà, của mẹ rồi lớn lên được thấy nhiều nét văn hóa độc đáo của bản Mường. Chính vì thế, dù cuộc sống còn không ít khó khăn, vất vả nhưng ông Khóa đã nhận thức được những giá trị văn hóa độc đáo của quê hương. Do vậy, niềm say mê sưu tầm những hiện vật quý của dân tộc, trong đó có cồng chiêng cứ lớn dần trong tâm hồn ông.
Ngược thời gian, sau những năm tháng tham gia cách mạng, đóng góp sức trẻ vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hòa bình lập lại với ý chí của người chiến sĩ cách mạng, ông tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước và vinh dự trở thành một trong những tấm gương thi đua điển hình ở Hòa Bình với sáng kiến cải tiến kỹ thuật canh tác (cùng với những thành tích trong LĐ-SX, ông đã trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam). Năm 1970, ông được đến làm việc tại trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (nay là trường PT DTNT tỉnh). Với cương vị là giám đốc, ông cùng tập thể giáo viên và học sinh không ngừng phấn đấu đưa ngôi trường trở thành một nơi có bề dày thành tích học tập, thực hiện đúng theo lời Bác Hồ dạy “Học tập tốt, lao động tốt, phấn đấu làm cho đất nước càng ngày càng giàu mạnh”. Dù ở cương vị nào, ông Khóa cũng cố gắng, nỗ lực hết mình, hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.
Giờ đây, tuy đã tuổi cao, sức yếu nhưng ông Khóa luôn trăn trở và quyết tâm thực hiện việc mà ông đã ấp ủ từ lâu đó là sưu tầm những nét văn hóa truyền thống của quê hương Mường Động. ông lặn lội đi tới nhiều bản Mường để tìm hiểu về văn hóa của vùng đất Mường Động rộng lớn. Qua những chuyến đi, ông có điều kiện sưu tầm những hiện vật quý của dân tộc, trong đó có cồng chiêng. Thấy tình trạng cồng chiêng, một trong những di sản quý giá của người Mường đang ngày càng bị mất dần đi, ông Khóa đã băn khoăn và mong muốn được lưu giữ lại (hiện, gia đình ông đang có một dàn chiêng hơn 20 chiếc với đầy đủ các kích cỡ, đó vừa là những hiện vật để lưu giữ, vừa là những nhạc cụ để mỗi dịp lễ, tết ông mang ra cho mọi người tập luyện và biểu diễn). Đi nhiều, biết được nhiều, ông Khóa lại càng thêm quý trọng và say mê văn hóa của quê hương mình. Mặc dù vậy, ông cũng có những nỗi niềm trăn trở là làm thế nào để bảo tồn, lưu giữ cho thế hệ sau biết về văn hóa dân tộc mình? Từ suy nghĩ đó, ông quyết định sưu tầm và soạn thảo cuốn sách viết về văn hóa Mường Động qua những bài khấn ngày Tết. Qua một thời gian dày công nghiên cứu và được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, cuốn sách mo Mường Động (tập 1) đã được hoàn thành theo tâm nguyện của ông. ông Khóa chia sẻ: Sau khi cuốn sách mo Mường Động (tập 1) hoàn thành, tôi mong muốn đây sẽ là những tư liệu để con cháu sau này biết tới.
Nhìn khuôn mặt cương nghị, ánh mắt sáng ngời đầy tự tin của ông, chúng tôi biết rằng ông sẽ còn đóng góp được nhiều cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mường thân yêu của mình.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Nếu chưa từng gặp mặt mà chỉ nghe anh nói, hẳn nhiều người nghĩ rằng: đích thực đó là giọng điệu của một “ông mặt trận” đã lên “lão làng”. Bởi những điều mà anh giãi bày đều phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của người dân trong cuộc sống hiện tại muốn gửi đến các cấp, ngành xem xét. Anh là Nguyễn Thanh Bình, 36 tuổi mới được chuyển vị trí công tác từ Bí thư Đoàn sang làm Chủ tịch UBMTTQ thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) vào cuối năm 2013.
(HBĐT) - Nhạy bén để lựa chọn được nghề phù hợp với giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc và cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, chị Mùa Y Gánh, xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã chọn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống để bán cho khách du lịch và xuất khẩu.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp già Đặng Tiến Bình, 68 tuổi, người dân tộc Dao xóm Phủ, xã Toàn Sơn trong chuyến công tác tại huyện vùng cao Đà Bắc. Già Bình có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và cởi mở, dễ gần, vì lẽ đó mà già dễ dàng tiếp xúc, thuyết phục người dân địa phương chấp hành các chủ trương, chính sách. Theo kinh nghiệm của già, để là người có uy tín được người dân thừa nhận phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
(HBĐT) - Cuối năm 2013, ông Bùi Văn Tỉm, Bí thư chi bộ xóm Khụ, xã Văn Sơn là một trong hai cá nhân tiêu biểu của huyện Lạc Sơn vinh dự được BTV Tỉnh ủy khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2013. Với vai trò của người Bí thư chi bộ, ông đã kiên trì, mềm dẻo vận động nhân dân hăng hái phát triển kinh tế, đóng góp ngày công và tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng.
(HBĐT) - Về xóm Rộc, xã Nật Sơn (Kim Bôi) ai cũng biết gia đình chị Bùi Thị Lý, hội viên chi hội phụ nữ xóm Rộc mạnh dạn áp dụng KH -KT vào sản xuất vươn lên làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Giản dị, chân thành và gần gũi, đó là cảm nhận khi tiếp xúc với bác sỹ Bùi Thị Quyên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Vân (Tân Lạc). Một người luôn thương yêu, tận tình chăm sóc bệnh nhân như người thân của mình.