Ông Bùi Thanh Chìn chăm sóc những cây keo mới trồng tại trang trại của gia mình.

Ông Bùi Thanh Chìn chăm sóc những cây keo mới trồng tại trang trại của gia mình.

(HBĐT) - Đến xã Lạc Lương (Yên Thủy) chúng tôi được giới thiệu tới thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Bùi Thanh Chìn ở xóm Yên Tân. ở đây, bà con không chỉ biết đến ông Chìn là người đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là CCB tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, mạnh dạn áp dụng mô hình canh tác mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

 

Trao đổi với ông Chìn được biết: Do say mê với những mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, sau khi nghỉ hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi cộng với lợi thế có hiểu biết xã hội là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ông đã tự học hỏi trong thực tế và qua các kênh thông tin đại chúng để áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Nhận thấy thế mạnh có vùng đồi núi, ông bàn với gia đình mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, vườn rừng, có thể quay vòng nhanh mà đem lại thu nhập cao. Năm 2009, ông quyết định chuyển sang mô hình kinh tế V -A-C-R chăn nuôi dê, gà, vịt, trâu, bò, mở rộng diện tích trồng cây keo và đào ao nuôi cá. Nhờ biết khai thác lợi thế và khắc phục khó khăn khi bắt đầu khai hoang vùng đất này, sự cần cù chịu khó và quyết tâm của đảng viên đã giúp ông có được thành quả như ngày hôm nay, đó là những đồi keo xanh ngút ngàn, vườn sắn đang kỳ phát triển hứa hẹn một vụ thu hoạch lớn. Hiện, gia đình ông đã có một trang trại rộng hơn 14 ha trong đó có trên 12 ha trồng keo và sắn cao sản, 1 ao thả cá và trên 300 con dê, gà, vịt, trâu, bò. Từ mô hình phát triển kinh tế này, mỗi năm, gia đình ông thu nhập trên 100 triệu đồng và tạo việc làm cho 5 - 10 lao động tại chỗ với mức thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu đồng / người/tháng, trở thành mô hình kinh tế điển hình trong phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi của xã.

 

Ông Chìn còn là người đầu tiên mạnh dạn áp dung mô hình canh tác mới đó là trồng xen sắn trong diện tích keo mới trồng. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại của mình, ông chia sẻ: “Làm cỏ sắn cũng là làm cỏ cho keo. Đất tốt, cây sắn cho năng suất cao. Hai năm sau keo khép tán không trồng sắn nữa thì đồng thời cũng không phải làm cỏ cho keo nữa. Vì trồng sắn đỡ công làm cỏ, vả lại cây sắn phát triển nhanh, vừa là chỗ dựa, vừa giữ độ ẩm giúp cây keo phát triển thuận lợi lại có nguồn thu để lấy ngắn nuôi dài. Làm nghề nông cũng lắm thăng trầm nhưng quan trọng là không được nản chí, chịu khó học hỏi kiến thức về chăn nuôi kinh nghiệm của các mô hình ngoài thực tế... từ đó, áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của gia đình. Có như vậy mới thành công.

 

Không chỉ sản xuất giỏi, ông Chìn luôn gương mẫu thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, vận động người dân trong xóm, xã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ gia đình khó khăn trong xóm từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống. Đồng thời, với vai trò là đảng viên và CCB, ông thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân kết hợp tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, đảm bảo ANTT trên địa bàn...

 

 

Hoàng Huy

 

Các tin khác

Do biết cách chăm sóc nên vườn bưởi của gia đình ông Dương Tất Tính có mẫu mã đẹp, chất lượng cao.
Ông Dựng (ngồi bên phải) - Người trưởng thôn gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm với công việc.
Chị Bành Thị Lệ Thủy chuẩn bị đồ trước khi đi làm.
Ông Nguyễn Văn Trinh, trưởng xóm Yên Hòa 1.

Thoát nghèo từ trồng cam

(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong), chúng tôi càng cảm phục ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của anh chị.

Vượt lên số phận nghiệt ngã

(HBĐT) - “Nếu được chọn cho mình một cách chào đời, tôi sẽ chọn cách khác êm ái, nhẹ nhàng và ấm áp hơn. Mẹ tôi kể lại rằng, vào một buổi sáng mẹ ra đồng mải lao động nặng nhọc bẵng đi quên mất đứa con trong bụng sắp chào đời. Đến khi đau bụng quá đến bệnh viện thì đã không kịp nữa. Tôi sinh ra trong tình trạng bị ngạt và để lại di chứng não nặng nề”. Phải mất hơn 5 phút, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, sinh năm 1985 ở thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão (Lạc Thủy) mới bật lên được những lời tâm sự chứa chan nước mắt đó.

Chủ tịch Hội người cao tuổi nêu gương sáng

(HBĐT) - Đó là ông Quách Hải Bằng, 70 tuổi, người dân tộc Mường ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa (Lạc Thủy). Khi bước vào tuổi đôi mươi, ông lên đường nhập ngũ, chiến đấu nhiều năm tại các chiến trường miền Nam, nước bạn Lào, Campuchia. Sau chiến tranh, ông trở về quê nhà, tham gia hội viên Hội CCB và hiện là Chủ tịch Hội NCT xã.

Bí thư chi bộ xóm Nút “miệng nói, tay làm”

(HBĐT) - Với mong muốn chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với quy hoạch xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn) đã tiên phong trong vận động nhân dân dồn điền, xây dựng “Cánh đồng mẫu”. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình mới này đã được đông đảo nhân dân ủng hộ, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Người cán bộ kiểm tra tâm huyết với nghề

(HBĐT) - Thân thiện, hòa đồng, cởi mở là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc và làm việc với đồng chí Phạm Ngọc Giới, Phó chủ nhiệm TT UBKT Huyện ủy Mai Châu.

Chuyện về một nữ tài xế vận tải hành khách

(HBĐT) -Trong xu thế phát triển, chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta tham gia học lái xe, tự điều khiển ôtô đi làm, đưa đón con, đi du lịch khá phổ biến, nhưng đến thời điểm này, duy nhất có một nữ lái xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Đó là chị Nguyễn Thu Hiền, lái xe thuộc Công ty ôtô buýt Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục