Gần 12 năm trong nghề, Nguyễn Thu Hiền luôn đảm bảo giữ xe tốt, lái xe an toàn.
(HBĐT) -Trong xu thế phát triển, chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta tham gia học lái xe, tự điều khiển ôtô đi làm, đưa đón con, đi du lịch khá phổ biến, nhưng đến thời điểm này, duy nhất có một nữ lái xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Đó là chị Nguyễn Thu Hiền, lái xe thuộc Công ty ôtô buýt Hòa Bình.
Sinh ra và lớn lên ở thành phố Hòa Bình, từ thuở nhỏ, Hiền đã ham mê các loại ô tô đồ chơi. Năm 2002, Hiền quyết định đăng ký đi học lái xe tại trường đào tạo lái xe Quân khu Thủ đô với tâm niệm không phải học cho biết mà sẽ gắn bó với nghề. Sau khi có bằng B2, loại giấy phép lái xe được phép điều khiển ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải đầu kéo có 1 rơmoóc dưới 3.500 kg kinh doanh vận tải, Hiền đã nộp hồ sơ xin vào làm cho một số doanh nghiệp. Cách đây 12 năm, với bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng ngại ngần và sẵn sàng từ chối khi người đến đăng ký thử việc là phụ nữ mà chỉ có nguyện vọng duy nhất là lái xe ôtô. Không nản lòng, năm 2004, Hiền tiếp tục đăng ký học nâng cấp lên bằng D, loại giấy phép lái xe được phép điều khiển ôtô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi. Từ năm 2004 -2012, Hiền đã vào làm ở nhiều doanh nghiệp, từ lái xe vận tải hàng hóa, chở vật liệu xây dựng, chở khách du lịch đến lái xe ở các công trường. Trong đó có hơn 2 năm dong duổi đường dài chở hàng hóa tuyến Bắc -
Năm 2012, Hiền xin vào làm tại Công ty ôtô Buýt Hòa Bình. Sau thời gian thử việc, tháng 8/2012, Hiền chính thức được Ban giám đốc Công ty giao xe. Hiện, nữ tài xế Nguyễn Thu Hiền được giao quản lý và điều khiển xe ôtô BKS 28B - 00280.
Mỗi ngày Hiền chạy 2 chuyến với lộ trình 280 km. Theo lịch trình, chuyến sớm nhất xuất bến lúc 4h30’ và mỗi tháng phải ngủ tại bến Lâm Hóa (Lạc Sơn) 15 đêm. Vì thế, Hiền ít có thời gian để chăm sóc chồng, con. Chị tâm sự: “ông xã công tác tại Công ty Sông Đà 10 ở Hà Giang, con trai đang học đại học ở Hà Nội. Một vài tháng ông xã mới về một lần nhưng nếu đúng ngày em phải ngủ lại đầu bến Lâm Hóa thì hai vợ chồng đành chuyện trò qua điện thoại. Con trai cũng vậy, cuối tuần về chưa chắc đã được gặp mẹ. Nhưng cả hai bố con đều đồng cảm và chia sẻ vì biết em rất yêu nghề lái xe”.
Hơn 2 năm lái xe buýt chạy tuyến Hòa Bình - Lạc Sơn, nữ tài xế Nguyễn Thu Hiền đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với hành khách. Không chỉ đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách trong quá trình vận hành, Hiền luôn chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Vì thế, chưa một lần bị cảnh sát giao thông nhắc nhở, xử lý.
Gần 12 năm trong nghề, không chỉ vững vàng tay lái mà không ít lần các đồng nghiệp khác giới phải “bái phục” thấy Hiền tự khắc phục, sửa chữa khi xe bị hư hỏng trên đường. Đáng nể hơn, dù “liễu yếu đào tơ” nhưng cũng không ít lần Hiền tự chui gầm, bẻ kích, thay lốp, công việc nặng nhọc mà cánh mày râu cũng ngần ngại.
Giữ xe tốt, lái xe an toàn và tâm huyết, gắn bó với nghề, Nguyễn Thu Hiền đã góp phần nhỏ bé khẳng định vị thế của người phụ nữ mới trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Đức Phượng
(HBĐT) - Tháng 4/1992, anh Trần Ngọc Oanh được cấp trên điều động về nhận công tác tại cơ quan UBKT Huyện uỷ Yên Thủy. Anh tâm sự: Ngày mới về nghe mọi người nói công tác kiểm tra của Đảng vừa khó, vừa khô lại vừa khổ, tôi thấy lo lắng lắm. Song được lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, dìu dắt trong công việc, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp do Điều lệ Đảng quy định; đọc, suy ngẫm các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên và lấy hồ sơ vụ việc của những năm trước ra để nghiên cứu. Từ đó dần dần tôi đã bắt nhịp được với công việc và ngày càng say sưa với nhiệm vụ kiểm tra của Đảng (lúc đó chưa có chức năng giám sát).
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Nam Phong (Cao Phong), chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Văn Ty ở xóm Nam Thành. Ông Ty năm nay 50 tuổi, là một trong những gương điển hình đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn.
(HBĐT) - Nếu chưa từng gặp mặt mà chỉ nghe anh nói, hẳn nhiều người nghĩ rằng: đích thực đó là giọng điệu của một “ông mặt trận” đã lên “lão làng”. Bởi những điều mà anh giãi bày đều phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của người dân trong cuộc sống hiện tại muốn gửi đến các cấp, ngành xem xét. Anh là Nguyễn Thanh Bình, 36 tuổi mới được chuyển vị trí công tác từ Bí thư Đoàn sang làm Chủ tịch UBMTTQ thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) vào cuối năm 2013.
(HBĐT) - Nhạy bén để lựa chọn được nghề phù hợp với giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc và cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, chị Mùa Y Gánh, xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã chọn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống để bán cho khách du lịch và xuất khẩu.
(HBĐT) - Chúng tôi có dịp gặp già Đặng Tiến Bình, 68 tuổi, người dân tộc Dao xóm Phủ, xã Toàn Sơn trong chuyến công tác tại huyện vùng cao Đà Bắc. Già Bình có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và cởi mở, dễ gần, vì lẽ đó mà già dễ dàng tiếp xúc, thuyết phục người dân địa phương chấp hành các chủ trương, chính sách. Theo kinh nghiệm của già, để là người có uy tín được người dân thừa nhận phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
(HBĐT) - Cuối năm 2013, ông Bùi Văn Tỉm, Bí thư chi bộ xóm Khụ, xã Văn Sơn là một trong hai cá nhân tiêu biểu của huyện Lạc Sơn vinh dự được BTV Tỉnh ủy khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2013. Với vai trò của người Bí thư chi bộ, ông đã kiên trì, mềm dẻo vận động nhân dân hăng hái phát triển kinh tế, đóng góp ngày công và tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng.