Gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam đang đến vụ thu hoạch.

Gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong) chăm sóc vườn cam đang đến vụ thu hoạch.

(HBĐT) - Đến thăm gia đình anh Cao Xuân Quân, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Cao Phong), chúng tôi càng cảm phục ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của anh chị.

 

Anh Quân tâm sự: Gia đình tôi quê gốc Nam Định, bố mẹ lên đây làm kinh tế và sinh ra tôi trên mảnh đất này. Sau khi lập gia đình, hai vợ chồng ra ở riêng với 2 bàn tay trắng. Khi mới về, mảnh đất này chỉ là bãi hoang, cây cỏ mọc um tùm. Hai vợ chồng dựng căn lều tạm để ở. Gia đình có 5 khẩu, mẹ già thường xuyên ốm đau. Khó khăn chồng chất khó khăn.  

Mới đầu để cải tạo khu đất này, anh chị phải khuân từng tảng đá, nhặt từng viên sỏi, phát cỏ gianh, đánh cho đất tơi để trồng sắn, sau này chuyển sang trồng mía trắng và trồng rau. Đất đã không phụ công người, anh chị dần ổn định cuộc sống. Chị Lê Thị Luyến (vợ anh Quân) nhớ rất rõ lần đầu tiên gia đình thu được 20 triệu đồng, anh chị quyết tâm xây dựng ngôi nhà cấp 4 ngay tại khu vườn này. Tuy cuộc sống đã ổn định hơn nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn sản xuất. Gia đình chị đầu tư lấy ngắn nuôi dài, trồng rau bán duy trì cuộc sống và chờ hết năm cây mía mới cho thu hoạch. Từ năm 2007, gia đình trồng thêm hoa cúc với diện tích 700 m2. Để trồng được cây hoa trên vùng đất khô cằn này cũng không phải là dễ. Vậy mà với đức tính cần cù của 2 vợ chồng, những vạt hoa cúc đã nở rộ rực rỡ. Sản phẩm hoa cúc gia đình Quân - Luyến nổi tiếng cả vùng đất Cao Phong để cung cấp cho thị trường trong huyện và huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình. Nhờ thế, anh chị tích lũy dần vốn liếng để đầu tư tái sản xuất. Khi thấy nhiều hộ trên địa bàn huyện trồng cam có hiệu quả, gia đình anh đã học hỏi kỹ thuật ở Nông trường Cao Phong và đầu tư trồng 150 cây cam lòng vàng. Cây cam phát triển tốt, năm sau, anh trồng tiếp 500 cây nữa. Đến nay, gia đình anh Quân đã phát triển 1,5 ha cam. Năm 2012, vườn cam bắt đầu cho thu hoạch được 1 tấn, doanh thu đạt 90 triệu đồng. Năm nay ước tính sẽ cho thu nhập 800 triệu đồng (đã trừ chi phí).  

Từ mô hình trồng cam hiệu quả, gia đình anh Quân được công nhận thoát nghèo. Thời gian tới, gia đình dự định tiếp tục mở rộng trồng thêm 1 ha cam nữa. Theo anh Quân, để từ một hộ nghèo vươn lên làm giàu, điều quan trọng nhất là hai vợ chồng đoàn kết một lòng, cần cù lao động, không ngại khó, ngại khổ. Bên cạnh đó phải dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư ứng dụng KH-KT, đưa các giống cây mới cho thu nhập cao vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

                                                                                 P.V 

 

Các tin khác

Nguyễn Ngọc Tuấn được biểu dương là người khuyết tật tiêu biểu.
Ông Quách Hải Bằng, Chủ tịch Hội NCT xã Liên Hòa (đứng thứ 3 từ phải sang)  là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS được UBND huyện tặng giấy khen tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ II- năm 2014.
Thành công với mô hình “Cánh đồng mẫu” đã giúp ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút trở thành cá nhân tiêu biểu được huyện Kỳ Sơn khen tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.
Đồng chí Phạm Ngọc Giới, Phó chủ nhiệm TT UBKT Huyện ủy Mai Châu.

Chuyện về một nữ tài xế vận tải hành khách

(HBĐT) -Trong xu thế phát triển, chị em phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta tham gia học lái xe, tự điều khiển ôtô đi làm, đưa đón con, đi du lịch khá phổ biến, nhưng đến thời điểm này, duy nhất có một nữ lái xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Đó là chị Nguyễn Thu Hiền, lái xe thuộc Công ty ôtô buýt Hòa Bình.

Người dân tộc thiểu số uy tín được nhân dân xóm Khi tin tưởng

(HBĐT) - Tròn 60 năm tuổi đời, là Chủ tịch Hội NCT của xã, ông Bùi Mạnh Ài (ảnh) ở xóm Khi, xã Do Nhân (Tân Lạc) được biết đến với vai trò là người DTTS uy tín được thôn, xóm, cộng đồng bình chọn suốt 3 năm liên tục (2011 -2013).

Người tâm huyết với văn hóa Mường Động

(HBĐT) - Đó là ông Bùi Văn Khóa ở xóm Bãi Chạo, Tú Sơn (Kim Bôi), với tinh thần của NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, ông luôn trăn trở phải làm những việc có ý nghĩa cho cuộc sống. Chính vì vậy, ông quyết tâm thực hiện một việc đã ấp ủ từ lâu, đó là sưu tầm những nét văn hóa truyền thống của quê hương Mường Động.

Khà A Khua giữ mãi phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”

(HBĐT) - Khà A Khua để lại ấn tượng với chúng tôi không chỉ là sự chân thật, hiền lành vốn có của một chàng trai người Mông mà còn là sự nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ trong vai trò của người chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Hang Kia (Mai Châu).

Khởi nghiệp từ cây nấm

(HBĐT) - Với mục đích tìm ra hướng làm ăn phù hợp với điều kiện diện tích đất vườn tạp, xây dựng mô hình trồng rau sạch không cần đất và tận dụng điều kiện khí hậu và nguyên liệu sẵn, chị Trịnh Thị Thanh Hòa, cán bộ trạm khuyến nông – khuyến lâm huyện Đà Bắc đã gây dựng thành công mô hình trồng nấm ăn, nấm nguyên liệu gia đình với thu nhập hàng chục triệu đồng/ năm và giúp cho nhiều hộ dân xã Hào Lý, Tu Lý phát triển kinh tế từ mô hình này.

Người cán bộ kiểm tra tận tụy với công việc

(HBĐT) - Tháng 4/1992, anh Trần Ngọc Oanh được cấp trên điều động về nhận công tác tại cơ quan UBKT Huyện uỷ Yên Thủy. Anh tâm sự: Ngày mới về nghe mọi người nói công tác kiểm tra của Đảng vừa khó, vừa khô lại vừa khổ, tôi thấy lo lắng lắm. Song được lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, dìu dắt trong công việc, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp do Điều lệ Đảng quy định; đọc, suy ngẫm các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên và lấy hồ sơ vụ việc của những năm trước ra để nghiên cứu. Từ đó dần dần tôi đã bắt nhịp được với công việc và ngày càng say sưa với nhiệm vụ kiểm tra của Đảng (lúc đó chưa có chức năng giám sát).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục