Thành công với mô hình “Cánh đồng mẫu” đã giúp ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút trở thành cá nhân tiêu biểu được huyện Kỳ Sơn khen tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Thành công với mô hình “Cánh đồng mẫu” đã giúp ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút trở thành cá nhân tiêu biểu được huyện Kỳ Sơn khen tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

(HBĐT) - Với mong muốn chuyển nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với quy hoạch xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút (xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn) đã tiên phong trong vận động nhân dân dồn điền, xây dựng “Cánh đồng mẫu”. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình mới này đã được đông đảo nhân dân ủng hộ, mang lại hiệu quả rõ rệt.

 

Đề án “Cánh đồng mẫu” được UBND huyện Kỳ Sơn triển khai từ vụ chiêm - xuân năm 2014 trên một số địa bàn, trong đó có xóm Nút, xã Dân Hạ. Tuy nhiên, khi đề án triển khai đã vấp phải một số khó khăn như: Diện tích đất lúa của các hộ nông dân manh mún, sản xuất quy mô nhỏ lẻ; người dân chưa tiếp cận nhiều với quy trình sản xuất lúa theo quy trình VietGAP, việc ghi chép nhật ký sản xuất chưa được quan tâm và cuối cùng là mối liên kết 4 nhà chưa chặt chẽ. Do đó, vấn đề đặt ra là cán bộ cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Cấp ủy Đảng cơ sở được xác định giữ vai trò then chốt.

 

Ông Nguyễn Văn Nhàn, Bí thư chi bộ xóm Nút cho biết: Chi bộ xóm Nút có 72 đảng viên, chia thành 4 tổ Đảng. Xác định khi chi bộ tạo được sự đồng lòng trong đội ngũ đảng viên sẽ có sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ đến nhân dân. Vì vậy, chi bộ phải có vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng “Cánh đồng mẫu”. Từ tháng 11/2013, chi bộ đã tổ chức họp cấp ủy, đưa vấn đề này ra bàn bạc, thống nhất và ban hành nghị quyết thực hiện. Khi có sự thống nhất, chi bộ tiếp tục triển khai tuyên truyền, vận động đến các chi hội, đoàn thể. Lúc này xuất hiện nhiều ý kiến trăn trở, thắc mắc của người dân như: sau khi phá bờ, dồn điền sợ không đủ nước tưới, khi bón phân sẽ bị tràn ra các ruộng khác...

 

Trước những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, ông Nhàn đã đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động để bà con hiểu. Đồng thời ông cùng cán bộ kỹ thuật đi khảo sát, khoanh vùng, xác định phương pháp, vị trí phá bờ trước để đảm bảo thuận lợi cho sản xuất. Với sự kiên trì vận động của ông Nhàn, vụ chiêm - xuân năm 2014, xóm Nút đã có 138/154 hộ tham gia phá bờ, dồn diền với tổng diện tích 11,3 ha. Để đảm bảo sự công bằng giúp người dân yên tâm, ông Nhàn đã cùng các đồng chí trong chính quyền xóm đóng cọc, căng dây phân ranh giới sau khi cày, bừa xong.

 

Cùng thời điểm thực hiện dồn điền, HTX nông nghiệp xóm Nút được thành lập. Ông Nhàn tích cực vận động nhân dân tham gia mô hình sản xuất mạ khay. Thực hiện việc dồn điền, áp dụng cấy mạ khay vào vụ chiêm - xuân năm 2014 cho thấy, những lợi ích thiết thực như: rút ngắn thời gian cấy từ 10 - 15 ngày xuống còn 7 ngày, năng suất lúa vụ chiêm - xuân tăng lên 72,5 tạ/ha (trước đây trung bình đạt 50 - 55 tạ/ha). Thắng lợi từ vụ chiêm - xuân là động lực để vụ mùa xóm Nút đã có 152/154 hộ tham gia dồn diền với tổng diện tích 18 ha, năng suất ước đạt trên 70 tạ/ha.

 

Ông Nhàn phấn khởi cho biết: Đây là mô hình mới nên người dân còn nhiều băn khoăn, e ngại trước khi tham gia. Việc vận động rất khó khăn nhưng kiên trì, tích cực và điều quan trọng là phải “miệng nói, tay làm” dân sẽ tin và nghe theo. Theo đánh giá, mô hình đã tăng thêm thu nhập cho bà con khoảng 11 - 13 triệu đồng/ha. Phấn khởi hơn là nhờ sự thắng lợi của 2 vụ lúa năm 2014 mà từ 7 hộ nghèo năm 2012, dự kiến đến cuối năm nay xóm chỉ còn 2 hộ nghèo.

 

 

                                                                             Dương Liễu

 

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Phạm Ngọc Giới, Phó chủ nhiệm TT UBKT Huyện ủy Mai Châu.
Gần 12 năm trong nghề, Nguyễn Thu Hiền luôn đảm bảo giữ xe tốt, lái xe an toàn.
Ông Bùi Văn Khóa, xóm Bãi Chạo, Tú Sơn (Kim Bôi) bên dàn chiêng được lưu giữ tại gia đình.

Khà A Khua giữ mãi phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”

(HBĐT) - Khà A Khua để lại ấn tượng với chúng tôi không chỉ là sự chân thật, hiền lành vốn có của một chàng trai người Mông mà còn là sự nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ trong vai trò của người chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Hang Kia (Mai Châu).

Khởi nghiệp từ cây nấm

(HBĐT) - Với mục đích tìm ra hướng làm ăn phù hợp với điều kiện diện tích đất vườn tạp, xây dựng mô hình trồng rau sạch không cần đất và tận dụng điều kiện khí hậu và nguyên liệu sẵn, chị Trịnh Thị Thanh Hòa, cán bộ trạm khuyến nông – khuyến lâm huyện Đà Bắc đã gây dựng thành công mô hình trồng nấm ăn, nấm nguyên liệu gia đình với thu nhập hàng chục triệu đồng/ năm và giúp cho nhiều hộ dân xã Hào Lý, Tu Lý phát triển kinh tế từ mô hình này.

Người cán bộ kiểm tra tận tụy với công việc

(HBĐT) - Tháng 4/1992, anh Trần Ngọc Oanh được cấp trên điều động về nhận công tác tại cơ quan UBKT Huyện uỷ Yên Thủy. Anh tâm sự: Ngày mới về nghe mọi người nói công tác kiểm tra của Đảng vừa khó, vừa khô lại vừa khổ, tôi thấy lo lắng lắm. Song được lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, dìu dắt trong công việc, tôi bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT các cấp do Điều lệ Đảng quy định; đọc, suy ngẫm các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên và lấy hồ sơ vụ việc của những năm trước ra để nghiên cứu. Từ đó dần dần tôi đã bắt nhịp được với công việc và ngày càng say sưa với nhiệm vụ kiểm tra của Đảng (lúc đó chưa có chức năng giám sát).

Làm giàu từ cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của lãnh đạo UBND xã Nam Phong (Cao Phong), chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Lê Văn Ty ở xóm Nam Thành. Ông Ty năm nay 50 tuổi, là một trong những gương điển hình đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn.

“Ông mặt trận” luôn trăn trở vì lợi ích cộng đồng

(HBĐT) - Nếu chưa từng gặp mặt mà chỉ nghe anh nói, hẳn nhiều người nghĩ rằng: đích thực đó là giọng điệu của một “ông mặt trận” đã lên “lão làng”. Bởi những điều mà anh giãi bày đều phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bức xúc của người dân trong cuộc sống hiện tại muốn gửi đến các cấp, ngành xem xét. Anh là Nguyễn Thanh Bình, 36 tuổi mới được chuyển vị trí công tác từ Bí thư Đoàn sang làm Chủ tịch UBMTTQ thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) vào cuối năm 2013.

Người đi đầu khôi phục nghề thêu, dệt thổ cẩm ở Pà Cò

(HBĐT) - Nhạy bén để lựa chọn được nghề phù hợp với giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc và cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, chị Mùa Y Gánh, xóm Pà Cò Con, xã Pà Cò (Mai Châu) đã chọn nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống để bán cho khách du lịch và xuất khẩu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục