Em Bùi Thị Huệ và thầy giáo tại lễ tuyên dương khen thưởng.

Em Bùi Thị Huệ và thầy giáo tại lễ tuyên dương khen thưởng.

(HBĐT) - Dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt hiền, giọng nói nhẹ nhàng, đó là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi gặp cô bé Bùi Thị Huệ. Em vừa đỗ vào ngành Luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội với 26,25 điểm trong đợt thi tuyển sinh vào đại học vừa qua. Huệ là một trong những học sinh tiêu biểu được Hội Khuyến học tỉnh tuyên dương trong lễ tuyên dương học sinh đạt kết quả cao kỳ thi tuyển sinh 2015.

 

Sinh ra tại xóm Khộc 1, xã Ngọc Lâu, là một trong 3 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, điều kiện đi lại khó khăn, đời sống người dân nơi đây còn thiếu thốn. Nhưng khó khăn hơn gấp bội lần chính là hoàn cảnh gia đình Huệ. Bố em chỉ vừa mới mất vào tháng 12 năm 2014 sau 10 năm kéo dài điều trị căn bệnh ung thư. Mẹ em ở nhà làm nông nghiệp, nhà có 3 anh chị em thì anh cả đi làm, chị hai đi lấy chồng, còn mỗi em là út. Tưởng chừng em út trong nhà được nhàn rỗi như ở bao gia đình khác. Nhưng, ở nhà chỉ có hai mẹ con nên từ việc lớn đến việc nhỏ, em đều gánh vác cùng mẹ. Có lẽ bởi vậy mà những khó khăn đã làm cho em thêm động lực phấn đấu không ngừng trong học tập. Khi còn là học sinh lớp 9 trường PTDT nội trú Lạc Sơn, Huệ đã đạt được giải nhì môn Lịch sử cấp tỉnh. Lên cấp 3, trường THPT Lạc Sơn, em tiếp tục đạt giải khuyến khích môn Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh. Trong suốt 3 năm học, Huệ phải ở trọ để đi học do trường học xa nhà 20 cây số, điều kiện đi lại còn khó khăn. Vậy mà cô bé không hề chùn bước, nghĩ tới mẹ, tới gia đình còn vất vả ở nhà, với sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè trong lớp, Huệ không cho phép mình sao nhãng việc học, chăm chỉ học tập không ngừng. Đỗ đại học, niềm vui đến với gia đình, nhưng song song với đó là mối lo về tiền ăn, ở, học tập nơi Hà Nội đắt đỏ khi nhà chỉ làm nông tại vùng quê khó khăn. Chính vì vậy, khi nghe em nói  mới ra trường học được hơn tháng đã đi làm thêm để kiếm thêm tiền trang trải cho việc học tập, chúng tôi thấy thực sự xúc động và cũng khâm phục em, một cô bé đầy ý chí và nghị lực.

 

Chia sẻ về bí quyết học khối C cũng như cách để đạt điểm cao trong kì thi, Huệ cho biết: “Mọi thứ đều xuất phát từ niềm đam mê của em với các môn khối C. Em đặc biệt rất thích môn lịch sử, vì vậy em đã xác định học chuyên sử từ hồi lớp 9. Về sau, lên cấp 3 em chọn vào đội tuyển văn để cân bằng kiến thức giữa các môn, vì xác định thi khối C và cũng xác định thi trường Luật nên em đã chuẩn bị từ rất lâu, phải nắm chắc kiến thức cơ bản đã học, sau đó mới mở rộng, nâng cao và học đều các môn”. Nói về tương lai của mình, em cười và nói với chúng tôi, em mong học thật tốt ở ngôi trường danh tiếng này, sau đó ra trường sẽ có công việc ổn định để có điều kiện giúp đỡ gia đình. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng mong ước đó cũng chứa đựng bao nhiêu tình cảm, ý chí của cô bé nhỏ nhắn này đối với gia đình và với chính tương lai của mình.

 

 

 

 

                                                                            Nguyễn Tuyết

 

 

Các tin khác

Anh Đinh Đức Thuận đang chăm sóc cho những cây cam.
Trưởng thôn Bùi Thị Dung vận động hộ dân góp sức người, sức của bê tông hoá các tuyến đường nhánh.
Cựu thanh niên xung phong Vũ Thị Mai chăn sóc vườn chanh chuẩn bị cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Hữu Duyệt, xóm Xèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

Chủ tịch UBND xã thành công với mô hình trồng cây lấy hạt

(HBĐT) - Năm 2010, Văn Nghĩa - xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn có 53% hộ thuộc diện nghèo. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn 27%; đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Đóng góp vào sự chuyển biến tích cực này có phần đóng góp ý nghĩa của đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã.

“Thủ lĩnh” trẻ xuất sắc của lực lượng Công an

(HBĐT) - Trải qua nhiều vị trí công tác, từ chiến sỹ cảnh sát hình sự, phó đội trưởng, đội trưởng đội điều tra hướng dẫn án xâm phạm nhân thân, Phó trưởng phòng PC45- Công an tỉnh và nay là Trưởng Công an TPHB, thiếu tá Bùi Việt Hùng luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực học hỏi trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đoàn kết cùng đồng chí, đồng đội hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Làm giàu từ những viên gạch

(HBĐT) - Đó là câu chuyện bền bỉ vượt khó của ông Đinh Văn Lưng, trưởng thôn xóm Bái, xã Phú Cường (Tân Lạc) với mô hình sản xuất gạch bi. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm như hiện nay, ít ai biết rằng, trước đó ông và gia đình đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trăm bề. Ấy thế mà, bằng sự nhanh nhạy, ham học hỏi và ý chí quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, ông đã gặt hái được những thành quả xứng đáng.

Người được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014

(HBĐT) - Đó là ông Đặng Văn Sinh ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà (Lạc Thuỷ). Mô hình sản xuất, kinh doanh mà gia đình ông kiên trì thực hiện trong nhiều năm là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập đáng nể, bình quân trên 2 tỷ đồng/năm.

Bí thư chi bộ tiêu biểu ngành giáo dục

(HBĐT) - Năm 2014 là năm thứ 5 liên tục chi bộ Phòng Kế hoạch – Tài chính (Đảng bộ Sở GD&ĐT) giữ vững danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”, thành tích đó có phần đóng góp rất lớn của đồng chí Phan Văn Sỹ - Bí thư chi bộ.

Thành công nhờ sự sáng tạo và tích cực học hỏi

(HBĐT) - Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ sự đam mê, sáng tạo và tích cực học hỏi anh Hoàng Chí Đại đã dần xây dựng và khẳng định được thương hiệu áo dài Quỳnh Hoa tổ 26 P.Phương Lâm TPHB trên đất Hòa Bình. Từ áo dài học sinh, áo dài công sở cho đến áo dài dạ hội, “thương hiệu” Quỳnh Hoa đã tạo dấu ấn qua chất vải, đường may và quan trọng hơn cả là khéo léo tôn lên nét đẹp của người phụ nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục