Sản phẩm “Nấm sò Kỳ Sơn” của gia đình ông Phạm Xuân Toàn khẳng định chỗ đứng trên thị trường.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của ông Phạm Xuân Toàn, khu 5, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). ông Toàn là một điển hình khắc phục hoàn cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng. Sau mấy năm tìm tòi, học hỏi nghiên cứu, bây giờ, gia đình ông đã có một cơ ngơi khá ổn định và phương thức làm ăn đa dạng từ trồng nấm kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
ông Toàn chia sẻ: Cả nhà tôi giờ ai cũng có việc làm. Tôi cùng vợ chồng con trai vừa quản lý điều hành, giám sát, vừa thực hiện các quy trình sản xuất nấm. Sản phẩm nấm sò Kỳ Sơn sạch không lo đầu ra, tiêu thụ không chỉ ở trong tỉnh, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó cũng đồng nghĩa với thu nhập của gia đình ngày càng nâng lên. Có được cơ ngơi sung túc như hiện nay đối với gia đình ông Toàn là cả một chuỗi thời gian biết bao thăng trần gian khó. ông Toàn nhập ngũ và tham gia chiến đấu từ 1967- 1975 ở các chiến trường Quảng Trị, Nam Lào, Tây Nguyên bị nhiễm chất độc hóa học. Trở về quê nhà, ông xây dựng gia đình và sinh được 3 người con, trong đó 2 con nhiễm chất độc hóa học, (một người con tàn tật, một con bị hỏng 1 mắt). Hạnh phúc vốn không trọn vẹn lại sống trong cảnh thiếu thốn, khó khăn. Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” tàn nhưng không phế, ông luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm tại chỗ cho các con.
Năm 2009, ông bắt đầu mày mò trồng nấm. Vì nơi ở có nhiều nguồn phụ phẩm rơm, rạ, gỗ, mùn cưa. Cũng như nhiều gia đình khác, lúc đầu ông chỉ trồng theo cách thủ công nên không thành công. Lúc thì nấm khô, khi lại lên mốc, lúc lại già quá, nhiều khi đành bỏ đi, thiệt hại cả chục triệu đồng. ông quyết định tìm đến học hỏi người bạn ở Bộ NN&PTNT, người có kinh nghiệp và đã thành công từ trồng nấm và nhận thấy, trồng nấm không đơn giản chút nào cần phải đầu tư và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình sản xuất. ông mạnh dạn vay vốn đầu tư trên 200 triệu đồng xây dựng lò sấy khử trùng và xưởng trồng nấm. Theo ông Toàn, làm nấm khó nhất cũng là khâu khử trùng, khu vực trồng nấm xung quanh phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ mới tránh được sâu bệnh. Chỉ sau vài năm, ông Toàn đã có sản phẩm nấm sạch. Tuy nhiên cũng từ học hỏi, ông nghĩ ngay đến việc đăng ký nhãn hiệu “Nấm sò Kỳ Sơn” để phân biệt với các sản phẩm cùng loại. Hiện, sản phẩm nấm của gia đình ông đã bước đầu xây dựng được thương hiệu. Mùa nấm chỉ kéo dài từ tháng 7 năm trước đến tháng 3 năm sau. Hiện nay, với 10.000 bịch nấm, mỗi ngày, gia đình ông thu hoạch 35- 40 kg nấm. Giá bán buôn 45.000 đồng/kg. Gia đình ông không có hàng tồn, thu hoạch đến đâu bán cho đại lý cấp 1, chợ đầu mối hoặc khách đặt ở Mộc Châu (Sơn La).
Theo kế hoạch, thời gian tới, gia đình ông Toàn tiếp tục mở rộng mặt bằng để trồng nấm. Ngoài trồng nấm, gia đình ông nuôi thêm trên 200 đàn ong, mỗi năm cho thu 400 lít mật, nuôi lợn nái và lợn thịt. Tổng thu nhập hàng năm 300 triệu đồng (trừ chi phí). Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, vào mùa thu hoạch nấm, lấy mật ong rộ, gia đình ông Toàn tạo việc làm cho từ 7- 8 lao động địa phương.
Hương Lan
(HBĐT) - Làm giàu trên mảnh đất quê hương là khát vọng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Gặp Trần Đức Nam, Bí thư chi Đoàn xóm Vỉnh, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc), chúng tôi thêm hiểu, thêm tin vào điều này.
(HBĐT) - Từ bốn đời nay gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc do cụ nội của bà Thảo trong quá trình bốc thuốc cho các bệnh nhân đã tự mày mò nghiên cứu ra.
(HBĐT) - Lâu nay, việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả đối với nông dân là công đoạn khó nhọc, tiềm ẩn độc hại cho sức khỏe. Có một nhà nông từ thực tiễn sản xuất của chính gia đình mình đã tìm ra giải pháp cải tiến kỹ thuật xây bể chứa thuốc hình trụ. Cải tiến này không những làm gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV mà còn đảm bảo sức khoẻ con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ông là Phạm Văn Cường, nông dân khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Liệp ở xóm Vành, xã Mông Hoá. Năm nay 72 tuổi, nhưng ông Liệp vẫn hăng say làm kinh tế, trở thành một trong những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của huyện.
(HBĐT) - Mô hình trồng dứa trái vụ của gia đình ông Trịnh Trọng Bình, ở xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy) đang được đánh giá cao bởi hiệu quả kinh tế rõ rệt. Với diện tích trên 6 ha, cây dứa trái vụ, loại cây có khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc, sản phẩm dễ tiêu thụ và giá bán khá ổn định được gia đình ông Trịnh Trọng Bình duy trì và phát triển từ năm 2001 đến nay đã đem lại thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm, sau khi đã trừ chi phí. Đồng thời, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương theo thời vụ.
(HBĐT) - Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiên trì làm giàu, ông Bùi Khánh Khuyên, Chủ tịch Hội CCB xã Do Nhân (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế với mô hình nuôi lợn, gà, ngan kết hợp trồng mía đem lại nguồn thu nhập ổn định trên 200 triệu đồng/năm.