Anh Bùi Phi Diệp (giữa) nhận sách tặng từ các cơ quan, đoàn thể.
(HBĐT) - Từ sự gợi ý của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, nhà đọc sách miễn phí của đồng chí Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị được xây dựng từ năm 2014 là mô hình nhà đọc sách miễn phí đầu tiên trên địa bàn huyện Yên Thủy.
Gặp anh Diệp tại nhà sách của mình sau giờ làm việc, anh cởi mở chia sẻ: “Tôi đã tham gia phong trào đoàn xã từ năm 1995. Nhận thấy Yên Trị là một vùng đất con em có truyền thống hiếu học. Tuy nhiên, ở một số nơi điều kiện KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, việc để các em tiếp cận với sách đặc biệt là các loại sách tham khảo, nghiên cứu còn nhiều trở ngại. Tôi đã mong ước từ lâu sẽ làm một điều gì đó cho phong trào khuyến học của địa phương. Năm 2012, Giáo sư sử học Lê Văn Lan về xã nghiên cứu di tích đình Thượng để viết sách, tôi may mắn được gặp giáo sư. Như một cơ duyên, chính giáo sư Lan là người gợi ý cho tôi xây dựng nên nhà sách phục vụ bạn đọc miễn phí ngày hôm nay.”
Qua trò chuyện chúng tôi được biết, nhà sách xây dựng với kinh phí khoảng 700 triệu đồng. Hiện nay đang có khoảng 500 đầu sách và hơn 100 hiện vật khảo cố được giáo sư Lê Văn Lan, các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam và Đoàn thanh niên Thông tấn xã Việt Nam quyên góp ủng hộ. Ngoài giờ làm việc với cương vị là một Phó Chủ tịch UBND xã, anh Diệp còn dành thời gian để nghiên cứu sách về khảo cổ và sưu tầm hiện vật để thỏa mãn đam mê của mình. Những cuốn sách và hiện vật khảo cổ ở đây có những thứ niên đại hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tâm linh.
Với ý nghĩa vì cộng đồng cao cả và mục đích biến nơi đây thành nơi giao lưu học hỏi, giúp các em học sinh, đặc biệt là học sinh nghèo có cơ hội được đọc sách miễn phí, bà con nhân dân địa phương có thêm cơ hội để nâng cao dân trí. Nhà sách của Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị Bùi Thị Diệp đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nhân dâủctong xã từ lúc xây dựng cho đến khi hoàn thành. 4 trên 7 bộ bàn ghế phục vụ bạn đọc ở nhà sách được nhân dân và anh em, bạn bè ở cơ quan tự nguyện đóng góp cho nhà sách. Từ khi khánh thành đến nay, nhà sách đã tiếp đón hàng trăm lượt bạn đọc và khách tham quan là nhân dân địa phương, du khách, thậm chí cả khách du lịch quốc tế. Đây thực sự là mô hình hay giúp duy trì văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Bùi Thị Diệu Thơm
(Sinh viên lớp TTĐN- K33A1- Học viện BC - TT)
(HBĐT) - Trên cơ sở thống nhất giữa giải thưởng 26/3 và giải thưởng Lý Tự Trọng, từ năm 2014, giải thưởng trao tặng cho bí thư Đoàn, chi đoàn cơ sở và đoàn viên xuất sắc trong khu vực, đối tượng có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, lao động và công tác, có nhiều sáng kiến, ý tưởng được triển khai, ứng dụng trong công tác Đoàn, có uy tín và ảnh hưởng tốt trong ĐVTN… có tên gọi chính thức là giải thưởng Lý Tự Trọng. Năm 2016, Bùi Văn Cảnh, Bí thư Đoàn xã Yên Phú (Lạc Sơn) là đại diện duy nhất của tỉnh được nhận giải thưởng lần này.
(HBĐT) - Trong đời sống tâm linh đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật “hội tụ” linh hồn ông bà tổ tiên. Với đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật “bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Họ dùng để bắn trong đám ma, đuổi ma tà, đưa linh hồn người chết siêu thoát.
(HBĐT) - Ông Lê Trần Chinh, quê gốc xóm Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bị trắng tay sau nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Với sự yêu thích cây trồng từ nhỏ, ông quyết định rời quê hương đi tìm hướng làm ăn mới.
(HBĐT) - Đó là thầy giáo Nguyễn Thành Hưng, giảng viên môn Triết học, trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình. Tính từ lần hiến máu đầu tiên thời còn là sinh viên đến hiện tại thầy Hưng đã 13 lần hiến máu tình nguyện. Thầy là người cán bộ đầu tiên của trường hiến máu nhân đạo nhiều nhất từ trước đến nay.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh chị em tại xóm Chềnh, xã Ngọc Lương (Yên Thủy), năm 1987, anh Lưu Hồ Lam tốt nghiệp cấp III. Vì hoàn cảnh gia đình, anh phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ và nuôi dạy các em. Từ đó, anh đã tham gia hoạt động chi Đoàn thanh niên của xóm. Mặc dù chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống gia đình vẫn thiếu thốn. Năm 2000, anh được nhân dân trong xóm tin tưởng bầu làm trưởng xóm. Bằng những hành động, việc làm cụ thể không chỉ vận động, tuyên truyền nhân dân làm đường GTNT, xây dựng nhà văn hóa, anh còn đi đầu trong tìm hướng đi mới cho phát triển kinh tế gia đình, từ đó, vận động nhân dân trong xóm làm theo.
(HBĐT) - Mặc dù đã hơn 60 tuổi nhưng ông Phạm Văn Chiến, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn sôi nổi với việc làng, việc xóm. Là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất của xã trong xây dựng NTM, ông và gia đình luôn thấy vui với những đóng góp của mình cho sự đổi thay của làng xóm.