Ông Bùi Văn Sượn xã Yên Lập ( Cao Phong) bên vườn dó trầm.
(HBĐT) - Hiện nay trên toàn huyện Cao Phong chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây có múi. Tuy nhiên, khi đến với Yên Lập ai cũng phải nhắc đến gia đình Ông Bùi Văn Sượn xóm Ngãi xã Yên Lập là người tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích đất đồi từ làm nương rẫy trồng sắn, trồng ngô đem lại hiệu quả kinh tế thấp đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây dó trầm.
Năm 2010, ông mạnh dạn chuyển 2 ha đất đồi sang trồng cây dó trầm với số vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu đồng, số lượng cây trồng là 3.000 cây. Lúc đầu gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng cây dó trầm, không có một lớp học hướng dẫn nào của huyện, của xã về trồng cây dó trầm nên ông chủ yếu tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc qua mạng internet. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu ông thấy: Trồng loại cây trầm không tốn công chăm sóc, không phải tưới, chỉ cần phát cỏ; chi phí cho chăm sóc thấp mỗi năm chỉ cần bón 1 tấn NPK với giá 6 triệu đồng, phun thuốc trừ bệnh cả tiền thuốc và thuê người phun thuốc hết 6 triệu đồng. Sáu năm trôi qua, vườn dó trầm của ông giờ đây xanh nghi ngút một màu xanh hi vọng . Dó trầm cho thu nhập bình quân từ 1,5 – 2 triệu đồng/ cây. Với diện tích 2 ha thương lái đã trả gia đình ông 1,8 tỉ ước tính gia đình thu lợi khoảng 100 – 150 triệu đồng/năm. Đặc biệt, dó trầm càng để lâu năm giá trị kinh tế sẽ càng cao cây vừa lấy trầm bán vừa bán lá, cành, rễ, thân.
Ngoài trồng dó trầm gia đình ông còn trồng 1 ha mía mỗi năm cho thu hàng 100 triệu đồng. Nuôi trâu, bò; chăn nuôi gia cầm vừa có tiền thu nhập lại có phân bón cho cây. Nhờ sự cần mẫn gắn bó với nghề nông gia đình ông có của ăn, của để trở thành gia đình đi đầu trong phát triển kinh tế của xã. Con cái đều được đi học đại học.
Từ thành công của gia đình ông nhiều hộ dân trong xã Yên Lập đã đến học tập kinh nghiệm để trồng cây dó trầm. Ông Sượn nhiệt tình truyền lại kinh nghiệm trồng cây dó trầm cho bà con trong xã giúp mở rộng diện tích trồng cây dó trầm ở Yên Lập. Ở xóm Thôi đã trồng được 2.000 cây dó trầm.
Ông Bùi Ngọc Hòa, chủ tịch xã Yên Lập cho biết: ông Sườn là một cán bộ Đảng viên gương mẫu, người tiên phong chuyển đổi đất làm nương rẫy giá trị kinh tế thấp sang trồng dó trầm. Hiện nay, xã đang chủ trương nhân rộng diện tích trồng cây dó trầm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, chống sói mòn đất.
Thu Thủy (CTV)
(HBĐT) - Được giao nhiệm vụ phụ trách công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, trung tá Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Công an huyện Yên Thủy luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người công an cách mạng lấy 6 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Do đó, trong mọi hoàn cảnh, anh đều nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.
(HBĐT) - Nhắc tới gia đình anh Bùi Văn Tường, xóm Đảy, mọi người trong xã Yên Lập (Cao Phong) đều biết rõ bởi gia đình anh nổi tiếng về tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Để có được nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng như ngày hôm nay, anh và gia đình anh đã trải qua những lúc khó khăn, thiếu thốn. Nhờ ý chí làm giàu, sự nhạy bén của mình, anh Tường đã mạnh dạn đầu tư vào mía trắng trên mảnh đất rộng 7ha của gia đình.
(HBĐT) - Giám đốc Công an tỉnh vừa nhận được thư khen của người dân bày tỏ lòng biết ơn, cảm phục khi nhận lại số tiền 20 triệu đồng từ các chiến sỹ Công an huyện Đà Bắc. Hành động nhặt được của rơi, trả lại người mất của các anh thể hiện tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng dân.
(HBĐT) - Trên cơ sở thống nhất giữa giải thưởng 26/3 và giải thưởng Lý Tự Trọng, từ năm 2014, giải thưởng trao tặng cho bí thư Đoàn, chi đoàn cơ sở và đoàn viên xuất sắc trong khu vực, đối tượng có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập, lao động và công tác, có nhiều sáng kiến, ý tưởng được triển khai, ứng dụng trong công tác Đoàn, có uy tín và ảnh hưởng tốt trong ĐVTN… có tên gọi chính thức là giải thưởng Lý Tự Trọng. Năm 2016, Bùi Văn Cảnh, Bí thư Đoàn xã Yên Phú (Lạc Sơn) là đại diện duy nhất của tỉnh được nhận giải thưởng lần này.
(HBĐT) - Trong đời sống tâm linh đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật “hội tụ” linh hồn ông bà tổ tiên. Với đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật “bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Họ dùng để bắn trong đám ma, đuổi ma tà, đưa linh hồn người chết siêu thoát.
(HBĐT) - Ông Lê Trần Chinh, quê gốc xóm Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã từng bị trắng tay sau nhiều năm kinh doanh vật liệu xây dựng. Với sự yêu thích cây trồng từ nhỏ, ông quyết định rời quê hương đi tìm hướng làm ăn mới.