(HBĐT) - Hiện nay, việc chăn nuôi với quy mô lớn theo mô hình khép kín đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn lựa chọn, vừa mang lại thu nhập ổn định. vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho đàn vật nuôi. Mô hình nuôi lợn của gia đình ông Hoàng Văn Thịnh, xóm Rậm, xã Cư Yên là một ví dụ điển hình.
Trước đây, gia đình ông Thịnh nuôi lợn theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún nhưng hiệu quả chăn nuôi chưa cao và gây ô nhiễm môi trường cũng như dễ mắc dịch bệnh. Đầu năm 2010, gia đình ông vay vốn, mạnh dạn đầu tư xây dựng khu chăn nuôi khép kín.
Khu chuồng trại của gia đình ông có diện tích khoảng 400 m2 được bố trí khoa học, phù hợp với từng lứa lợn, bao gồm chăn nuôi lợn nái , khu lợn con và nuôi lợn thịt. Chuồng trại được xây xung quanh bằng tường xi măng và che các tấm nilon có thể cuốn lên hay hạ xuống đảm bảo độ sáng cần thiết, kín về mùa đông, mát mẻ, thông thoáng về mùa hè. Khu chăn nuôi thường xuyên được gia đình ông vệ sinh sạch sẽ, phun hoá chất khử trùng tiêu độc, đồng thời làm hầm bioga để tận dụng các các phụ phẩm dùng để bón cho cây trồng và tiết kiệm chi phí trong đun nấu, tăng thu nhập cho gia đình. ông Thịnh cho biết: Chăn nuôi quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn, thường xuyên kiểm tra thú y và giữ cho nhiệt độ của chuồng lợn hợp lý. Chính vì vậy, gia đình đã chủ động tìm hiểu qua sách, báo và sự hướng dẫn của nhân viên thú y để đảm bảo môi trường chăn nuôi an toàn, tiêm phòng dịch bệnh cho lợn đúng thời điểm và liều lượng.
Từ năm 2010 đến nay, gia đình ông Thịnh thường xuyên duy trì 12 con lợn nái để lấy lợn giống nuôi thương phẩm. Với phương pháp nuôi gối nên lợn thương phẩm lúc nào cũng có gần 100 con. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật cùng với những kinh nghiệm tích luỹ và sự cần cù nên đàn lợn nuôi của gia đình không bị mắc bệnh, bình quân mỗi năm xuất chuồng khoảng trên 5 tấn lợn hơi, mang lại nguồn thu khoảng 250 triệu đồng.
Nhận thấy mô hình chăn nuôi khép kín của gia đình ông Thịnh vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường, vừa phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả, Hội Nông dân xã Cư Yên đã vận động các hội viên nông dân trong toàn xã học, làm theo mô hình của gia đình ông.
Với hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, gia đình ông Thịnh đã trở thành điển hình tiêu biểu cho phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của xã.
Trần Trang (Đài Lương Sơn)
(HBĐT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho người dân nên nhiều năm qua, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo (KN-TC) vượt cấp, khiếu nại đông người ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đã được hạn chế. Những kết quả đó có sự tham gia tích cực của chị Bùi Thị Sinh, cán bộ Tư pháp - hộ tịch.
(HBĐT) - Vượt qua hơn 3.000 học sinh THPT trên toàn quốc, Bùi Anh Dũng học sinh lớp 12A1, trường PTDTNT THPT tỉnh đã xuất sắc là 1 trong 50 người giành được học bổng kỳ thi Olympic toán học “Đã đến lúc du học tại Nga” năm 2015. Học bổng do Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (Cơ quan đại diện của Rossotrudnichestvo tại Việt Nam), Liên minh các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nga, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị của 3 thành phố: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh tổ chức.
(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, trú tại tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nghe ông kể về một thời hoa lửa thời kỳ mà giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Về với cuộc sống đời thường, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Tuấn luôn phát huy truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động của địa phương.
(HBĐT) - 3 lần tôi hẹn gặp để cùng đến với cơ sở, tiếp xúc với dân, cảm nhận những tình cảm chân thành, trọng thị mà người dân dành cho ông nhưng đều không thành. Những người quen biết và từng đồng hành với ông cho tôi một lời lý giải: Ông ấy quá bận rộn! Một phần là vì trách nhiệm, một phần là vì dòng nhiệt huyết trong ông luôn tuôn chảy, dẫu sức trẻ đã giảm sút. Ông là vậy, thế nên trong khối cơ quan đoàn thể huyện Mai Châu bấy lâu đã lan truyền câu cửa miệng “ ở đâu có việc khó, ở đó có ông Mè”! Ông Mè ấy có tên đầy đủ là Vì Văn Mè, Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ở tuổi lục tuần, sau khi nghỉ hưu, ai cũng bảo ông ở nhà nghỉ ngơi vui vầy với con cháu nhưng ông không nghĩ vậy. Ông rời Thủ đô phồn hoa mang giống bưởi đặc sản nơi mình sinh ra để lên vùng đất Hòa Bình gây dựng cơ nghiệp và cũng để lưu tồn giống bưởi quý quê hương. Sau hơn 10 năm, ông đã làm được như vậy.
(HBĐT) - Đó là chị Trần Thị Thực, phó Bí thư chi bộ, trưởng xóm Tây Sơn, xã Tây Phong (Cao Phong). Ngay từ khi còn là thanh niên, chị đã hăng hái tham gia các hoạt động đoàn thể từ chi đoàn, đến hội phụ nữ rồi nay là trưởng xóm. Dù ở bất cứ cương vị nào, chị cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và được nhân dân trong xóm tin tưởng, tín nhiệm.