4 máy ấp trứng và 3 lò nở, mỗi ngày, cơ sở Hoàng Huế do anh Bùi Văn Huế làm chủ cho ra lò từ 1.500 - 2.000 con gà giống cung cấp cho   người dân các xã trong và ngoài huyện Tân Lạc.

4 máy ấp trứng và 3 lò nở, mỗi ngày, cơ sở Hoàng Huế do anh Bùi Văn Huế làm chủ cho ra lò từ 1.500 - 2.000 con gà giống cung cấp cho người dân các xã trong và ngoài huyện Tân Lạc.

(HBĐT) - Dám nghĩ, dám làm, kiên trì, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và thành công để giúp cộng đồng cùng phát triển. Đó chính là phẩm chất và bản lĩnh giúp đoàn viên Bùi Văn Huế, sinh năm 1989 ở xóm Đảng 1, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) vươn lên trong nghèo khó để làm giàu trên vùng đất quê hương mình với thu nhập bình quân khoảng 700 triệu đồng/năm từ nuôi gà thả vườn, ấp trứng gà ri và cung ứng thức ăn gia súc. Từ kết quả đó, Bùi Văn Huế là một trong những tấm gương điển hình, tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của huyện Lạc Sơn.

 

Năm 2005, 17 tuổi, được bạn bè giới thiệu, Huế đi làm thuê tại một cơ sở ấp trứng ở Hà Tây. Mặc dù tiền công ít ỏi nhưng Huế luôn chịu khó làm việc để trang trải cho bản thân và gửi tiền về phụ giúp bố mẹ. Đây cũng là thời điểm Huế đã có ý tưởng sẽ lập thân, lập nghiệp tại quê nhà bằng phát triển chăn nuôi bởi nhận thấy bấy lâu nay, gà ri ở quê mình là giống gà thơm, ngon, có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, gia đình anh và người dân trong vùng mới chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Từ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh đã được những người làm cùng chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

 

Năm 2008, Bùi Văn Huế trở về quê và bắt tay vào phát triển nuôi gà. Với số vốn dành dụm được sau gần 3 năm làm thuê, Huế vào Thanh Hóa để tiếp tục học thêm kinh nghiệm ấp trứng và đầu tư trứng gà vào thuê ấp để lấy con giống về nuôi. Năm đầu tiên, với quy mô nhỏ, đàn gà từ 300-500 con/lứa, việc chăn nuôi khá thuận lợi, giống gà bản địa phù hợp với khí hậu, giá thành bán ra thị trường khá cao, Huế quyết định tăng quy mô lên 1.000 - 2.000 con/lứa và bước đầu có lãi. Từ mô hình của Huế, một số hộ trong xã cũng có nhu cầu phát triển chăn nuôi gà quy mô lớn. Bằng số vốn đã tích cóp được và vay mượn anh em, họ hàng, Huế quyết định vào Đồng Nai mua máy ấp trứng về ấp tại gia đình. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất của Bùi Văn Huế. Anh chia sẻ: “ấp ứng để phát triển đàn gà là việc làm hoàn toàn mới do chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa vốn đầu tư ít nên rất khó khăn. Lứa đầu tiên tự ấp và phát triển đàn với 700 con nhưng đến lúc xuất chuồng bị chết gần một nửa. Thất bại ban đầu khiến tôi luôn trăn trở và tìm lối thoát bằng việc mua một chiếc xe công nông để trở nguyên vật liệu thuê nhằm cải thiện cuộc sống. Nhưng ở vùng quê nghèo, nhu cầu xây dựng ít, nghề mới bấp bênh, khó khăn lại càng chồng chất. Được sự động viên của gia đình, với tâm niệm thất bại là bài học kinh nghiệm để vươn lên, tôi quyết định trở lại cải tạo chuồng trại và nâng cấp lò ấp trứng. Đến các cơ sở ấp trứng trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm và tự tìm hiểu trên sách, báo bổ sung kiến thức. Ban đầu, với ý tưởng ấp và phát triển đàn gà của gia đình. Sau đó người dân trong xã thấy chăn nuôi gà có hiệu quả đã tìm đến mua con giống, tôi quyết định hướng đi mới là ấp trứng bán giống, ấp thuê cho khách hàng kết hợp với hướng dẫn cách úm và phòng bệnh cho gà nên ngày càng được bà con tin tưởng. Khách hàng trong và ngoài huyện đến với cơ sở chuyên ấp trứng gà, vịt, ngan Hoàng Huế ngày càng tăng. Từ đó, việc SX-KD tục ổn định và phát triển”.

 

Đến nay cơ sở ấp trứng gà, ngan, vịt Hoàng Huế có 4 máy ấp và 3 lò nở. Mỗi ngày cho ra lò từ 1.500 - 2.000 con gà giống, tạo việc làm cho 3 lao động với thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng. Nhằm giúp người dân trong vùng cùng phát triển chăn nuôi, cơ sở Hoàng Huế là mô hình được Trạm chăn nuôi thú y huyện chọn làm  điểm trình diễn, chuyển giao kỹ thuật. Huế còn cung cấp gà giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh không lấy lãi và hướng dẫn cách phòng bệnh cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn.

 

Với những thành công đó, không chỉ là tấm gương tiêu biểu làm theo Bác Hồ để ĐV-TN học tập, noi theo, năm 2015, Bùi Văn Huế vinh dự được nhận giải thưởng Lương Đình Của do T.ư Đoàn Thanh niên tặng thanh niên nông thôn tiêu biểu.

 

 

                                                            Đức Phượng

 

Các tin khác

Bà Bùi Thị San.
Công an viên Trần Thái Thành luôn có thái độ lễ phép,

 tận tình khi tiếp công dân.
Bác sĩ Hoàng Công Trình (ngoài cùng bên trái) và lãnh đạo  Bệnh viện Đa  khoa tỉnh thăm bệnh nhân áp dụng  tiến bộ lọc máu hiện đại.
Không có hình ảnh

Đưa hệ thống tưới tự động lên đất dốc

(HBĐT) - Từ những vật liệu rất dễ mua ở các cửa hàng ống nước, ông Đặng Văn Biều ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã sáng tạo ra cách tưới nhỏ giọt trên đồi dốc cho cây ăn quả. Với cách mới này đã giúp nhiều vườn cây ăn quả giảm chi phí quá nửa so với hệ thống tưới nhỏ giọt nhập ngoại. Mặt khác còn giảm công lao động, nước tưới và giúp cây tăng trưởng nhanh hơn những cách tưới khác.

Tâm huyết tuyên truyền về sự nghiệp, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Là giáo viên trường tiểu học Thái Bình (TP Hòa Bình) được điều chuyển sang làm cán bộ thường trực Trung tâm học tập cộng đồng phường, chị Phan Thị Nhật Lệ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là người tổ chức triển khai các chuyên đề, chị đã dành nhiều tâm huyết, dày công nghiên cứu, biên soạn giáo án để tuyên truyền về sự nghiệp, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến các đối tượng với phương pháp dễ hiểu, dễ tiếp thu. Qua đó, bản thân chị cũng học được ở Bác từ những điều giản dị nhất.

Ông Nguyễn Văn Châu- người tiên phong phát triển kinh tế hộ gia đình

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Châu ở xóm Ao Chúa, xã Cư Yên (Lương Sơn) là một trong những người tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, diện tích vườn của gia đình ông trồng nhiều các loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, chanh đào… Với mức thu nhập 250- 300 triệu đồng/năm. Từ các mô hình phát triển kinh tế, đời sống của gia đình ông từng bước được cải thiện rõ rệt.

Nguyễn Thị Huệ - nữ công nhân nhiệt huyết với hoạt động công đoàn

(HBĐT) - Nguyễn Thị Huệ (ảnh), một công nhân bình thường như bao công nhân khác của Công ty TNHH Midori Apparel (Midori). Điểm khác biệt là chị luôn nhiệt huyết, năng động với nhiều sáng kiến mang lậi lợi ích thiết thực cho Công ty, góp phần nâng cao đời sống công nhân lao động.

Người tích cực đưa luật vào cuộc sống ở Mường Khến

(HBĐT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho người dân nên nhiều năm qua, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo (KN-TC) vượt cấp, khiếu nại đông người ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đã được hạn chế. Những kết quả đó có sự tham gia tích cực của chị Bùi Thị Sinh, cán bộ Tư pháp - hộ tịch.

Học sinh dân tộc Mường giành được học bổng du học tại Liêng bang Nga

(HBĐT) - Vượt qua hơn 3.000 học sinh THPT trên toàn quốc, Bùi Anh Dũng học sinh lớp 12A1, trường PTDTNT THPT tỉnh đã xuất sắc là 1 trong 50 người giành được học bổng kỳ thi Olympic toán học “Đã đến lúc du học tại Nga” năm 2015. Học bổng do Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (Cơ quan đại diện của Rossotrudnichestvo tại Việt Nam), Liên minh các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nga, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị của 3 thành phố: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục