Bác sĩ Hoàng Công Trình (ngoài cùng bên trái) và lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm bệnh nhân áp dụng tiến bộ lọc máu hiện đại.
(HBĐT) - Với những bệnh nhân bị ngộ độc máu thì việc lọc máu là phương pháp duy nhất để cứu sống họ. Tuy nhiên, việc lọc máu bằng máy không hề đơn giản. Hiểu và chia sẻ những nỗi đau của bệnh nhân, bác sĩ Hoàng Công Trình, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mày mò, học hỏi những tiến bộ y học để đưa vào điều trị.
Những năm trước, bệnh nhân ở bệnh viện tuyến huyện, tỉnh khi máu bị nhiễm độc do suy đa phủ tạng, suy gan cấp, suy thận cấp, suy tim nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, ngộ độc thuốc sâu, rắn cắn, ngộ độc thức ăn đều... phải chuyển tuyến Trung ương hoặc xin thôi điều trị về nhà. Với những trường hợp như vậy tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao. Nếu bệnh nhân có điều kiện chuyển tuyến trên thì đường vận chuyển xa, thời gian dài, tình trạng độc nhiễm trong máu càng nặng, độ rủi ro cao. Nhiều trường hợp đi được nửa đường đành phải quay về nhà vì đã tử vong.
Công tác tại khoa Hồi sức tích cực, bác sĩ, Phó trưởng Khoa Hoàng Công Trình đã ấp ủ phương pháp lọc máu hiện đại trong điều trị. Qua những lần được tham dự hội thảo quốc tế ở Nhật Bản, tìm hiểu trên tài liệu, bác sĩ Trình đề xuất với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế về đề tài “áp dụng một số phương pháp lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu và chống độc”. Đây là một ứng dụng mới trong y học thế giới và đã được ứng dụng trong một số bệnh viện lớn ở trong nước, chỉ những người có chuyên môn sâu mới sử dụng phương pháp này. Được đi tập huấn, học hỏi nhiều nơi, tháng 12/2015, bác sĩ Trình cùng một số y, bác sĩ trong khoa Hồi sức tích cực triển khai phương pháp lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tính đến nay, từ khi áp dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài đã triển khai lọc máu cho trên 30 bệnh nhân, trung bình mỗi tháng điều trị được 10-15 bệnh nhân.
Bác sĩ Hoàng Công Trình cho biết: Hầu hết những người phải lọc máu là những người bị bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, để ứng dụng đề tài này chúng tôi đưa máu của bệnh nhân ra khỏi cơ thể, đi qua một quả lọc có tác dụng lọc bỏ các chất độc, các chất gây viêm, cân bằng lại các thành phần của máu đào thải chất dư thừa và đưa máu sạch trở về cơ thể bệnh nhân. Với biện pháp mới này giúp tỷ lệ cứu sống bệnh nhân cao, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị của bệnh nhân hàng chục triệu đồng sau mỗi lần điều trị.
Bác Dương Văn Bách, 76 tuổi ở tổ 7, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình cho biết: Tôi bị suy thận nặng nhiều năm nay. Trước đây bệnh của tôi phải đi tuyến trên để lọc máu nhưng nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã áp dụng kỹ thuật mới nên tôi đến điều trị. Mỗi lần điều trị mất 24 tiếng đồng hồ để lọc máu là sức khỏe ổn định. Điều mừng hơn nữa là chi phí đã được BHYT chi trả nên đỡ tốn kém nhiều, vì vậy bệnh nhân chúng tôi yên tâm điều trị. Rất mong Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố có nhiều bác sĩ như bác sĩ Trình để áp dụng nhiều tiến bộ y học hiện đại ứng dụng điều trị cho bệnh nhân.
Việt Lâm
(HBĐT) - Nguyễn Thị Huệ (ảnh), một công nhân bình thường như bao công nhân khác của Công ty TNHH Midori Apparel (Midori). Điểm khác biệt là chị luôn nhiệt huyết, năng động với nhiều sáng kiến mang lậi lợi ích thiết thực cho Công ty, góp phần nâng cao đời sống công nhân lao động.
(HBĐT) - Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho người dân nên nhiều năm qua, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo (KN-TC) vượt cấp, khiếu nại đông người ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) đã được hạn chế. Những kết quả đó có sự tham gia tích cực của chị Bùi Thị Sinh, cán bộ Tư pháp - hộ tịch.
(HBĐT) - Vượt qua hơn 3.000 học sinh THPT trên toàn quốc, Bùi Anh Dũng học sinh lớp 12A1, trường PTDTNT THPT tỉnh đã xuất sắc là 1 trong 50 người giành được học bổng kỳ thi Olympic toán học “Đã đến lúc du học tại Nga” năm 2015. Học bổng do Cơ quan Hợp tác Liên bang Nga, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga (Cơ quan đại diện của Rossotrudnichestvo tại Việt Nam), Liên minh các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nga, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị của 3 thành phố: TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh tổ chức.
(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, trú tại tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nghe ông kể về một thời hoa lửa thời kỳ mà giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Về với cuộc sống đời thường, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Tuấn luôn phát huy truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động của địa phương.
(HBĐT) - 3 lần tôi hẹn gặp để cùng đến với cơ sở, tiếp xúc với dân, cảm nhận những tình cảm chân thành, trọng thị mà người dân dành cho ông nhưng đều không thành. Những người quen biết và từng đồng hành với ông cho tôi một lời lý giải: Ông ấy quá bận rộn! Một phần là vì trách nhiệm, một phần là vì dòng nhiệt huyết trong ông luôn tuôn chảy, dẫu sức trẻ đã giảm sút. Ông là vậy, thế nên trong khối cơ quan đoàn thể huyện Mai Châu bấy lâu đã lan truyền câu cửa miệng “ ở đâu có việc khó, ở đó có ông Mè”! Ông Mè ấy có tên đầy đủ là Vì Văn Mè, Chủ tịch ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ở tuổi lục tuần, sau khi nghỉ hưu, ai cũng bảo ông ở nhà nghỉ ngơi vui vầy với con cháu nhưng ông không nghĩ vậy. Ông rời Thủ đô phồn hoa mang giống bưởi đặc sản nơi mình sinh ra để lên vùng đất Hòa Bình gây dựng cơ nghiệp và cũng để lưu tồn giống bưởi quý quê hương. Sau hơn 10 năm, ông đã làm được như vậy.