(HBĐT) - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức Đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam trở thành một trong những nước có một số mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn trên thế giới; trình độ học vấn của nông dân không ngừng nâng cao, tư duy sản xuất, kinh doanh nông nghiệp không ngừng đổi mới, dần thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng, thu hút sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn dân, về đích sớm so với mục tiêu nghị quyết đề ra… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiệp của nước ta còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn, bất cập nhất định; quá trình phát triển thiếu bền vững…

Tại hội nghị, các đại biểu được đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT quán triệt, triển khai Nghị quyết số 19/NQ-TW và Quyết định số 150/QĐ-TTg. Theo đó, nghị quyết xác định rõ nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 3 nhân tố có quan hệ mật thiết, gắn bó không thể tách rời; có vai trò, vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghị quyết đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phấn đấu ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt khoảng 3%/năm; năng suất lao động tăng 5,5 - 6%/năm; tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn đạt trên 10%/năm; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%; thu nhập bình quân của người dân nông dân tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020. Đến năm 2045, nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao; nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn; nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh - sạch - đẹp, giàu bản sắc dân tộc; QP-AN, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Quyết định số 150/QĐ-TTg đặt ra mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững, sức cạnh tranh cao, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Phấn đấu đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới; nông thôn trở thành nơi "đáng sống”…

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề ra phương hướng, giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 19/NQ-TW và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.


T.H

Các tin khác


1.581 hộ đồng bào dân tộc có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.

Xã Chí Đạo phát triển các mô hình sản xuất để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.

Xã Tử Nê quan tâm cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm (2021 – 2023) và đánh giá kết quả 9 tháng năm 2023 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.

Huyện Lạc Thủy chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục