(HBĐT) - Nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn có thêm điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, những năm qua, huyện Mai Châu đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để thực hiện nhiều việc làm hiệu quả. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước.


Từ các chương trình, chính sách hỗ trợ, người dânxã Sơn Thuỷ (Mai Châu) có thêm điều kiện phát triển nghề nuôi cá lồng.

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Miên, xóm Hịch 2, xã Mai Hịch thuộc hộ nghèo của xã. Nhờ được đoàn thể, các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ, kết nối, gia đình chị được vay vốn với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng CSXH. Cùng số vốn vay mượn thêm từ anh em, bạn bè, gia đình chị mạnh dạn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn giống. Vừa chăn nuôi, vừa mở rộng quy mô chuồng trại, đến nay, gia đình chị đã có mô hình kinh tế VAC với đàn gà trên 200 con, duy trì nuôi trên 20 con lợn thịt và ao cá 200m2.

Bởi được hướng dẫn KHKT trước khi xây dựng mô hình nên đàn vật nuôi của gia đình chị Miên phát triển tốt, đảm bảo các yêu cầu, chất lượng trước khi xuất chuồng. Bình quân mỗi năm, gia đình chị thu nhập khoảng 70 - 80 triệu đồng từ mô hình này. Nhờ đó, cuộc sống dần vơi bớt khó khăn, con cái có thêm điều kiện học hành.

Thời gian qua, để làm tốt công tác dân tộc, cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện Mai Châu đã quan tâm triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, nghị quyết, chính sách liên quan đến đồng bào DTTS như: hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện được phân bổ 32,5 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, 13,4 tỷ đồng vốn sự nghiệp.

Tạo điều kiện cho bà con có thêm kiến thức để phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm vận động, khuyến khích đồng bào DTTS chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Các hoạt động đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người DTTS được chú trọng. Giai đoạn 2018 - 2023, trên cơ sở khảo sát nhu cầu của hội viên nông dân, nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, riêng với các cấp Hội Nông dân huyện đã phối hợp tổ chức 35 lớp đào tạo nghề cho 844 hội viên với các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, thêu rệt thổ cẩm và may công nghiệp. Sau khi học nghề, đã có khoảng 80% hội viên có việc làm, thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/ người/tháng.

Ngoài ra, huyện thường xuyên quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Các hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật; quan tâm thăm hỏi, tặng quà người có uy tín nhân dịp lễ, tết, đau ốm, gặp khó khăn được thực hiện thường xuyên. Cấp phát kịp thời, đầy đủ các ấn phẩm báo, tạp chí giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Công tác giáo dục pháp luật, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được tích cực triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo... Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với UBND 2 xã Chiềng Châu và Hang Kia tiến làm hồ sơ cho 2 người có uy tín để đề nghị khen thưởng tại "Chương trình biểu dương, tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023”; tổ chức hội nghị gặp mặt và học tập kinh nghiệm giữa 35 người có uy tín với lãnh đạo chính quyền địa phương tại huyện Mộc Châu (Sơn La)...

Đồng chí Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết: Toàn huyện có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong đó, có gần 90% dân số là đồng bào DTTS, gồm các dân tộc: Thái, Mường, Mông, Dao, Tày, Hoa. Bởi vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS ở địa phương. Tính đến hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 44,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,79%, hộ cận nghèo còn 12,91%.


Thu Hằng

Các tin khác


Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xã Lạc Sỹ: Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đổi thay

(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã vùng sâu của huyện Yên Thủy với hơn 80% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính sách dân tộc, Lạc Sỹ đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng ĐBDTTS.

Ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện KT-XH kém phát triển. Đề nghị cần có cơ chế huy động vốn phù hợp, tăng cường hỗ trợ cho các xã khó khăn.

Ủy ban MTTQ tỉnh: Tập huấn thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Ngày 25/8, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2023 đối với tiểu dự án 1 và tiểu dự án 3 của Dự án 10 về phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục