Những năm qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai châu đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên nông dân (HVND) tham gia, nhất là nông dân dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và xây dựng nông thôn mới.
Nông dân xã Vạn Mai (Mai Châu) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập.
Tại xã Nà Phòn, nhiều HVND không xa lạ với tấm gương nông dân Hà Văn Sêm, dân tộc Thái, xóm Nà Chiềng. Ông Sêm được Trung ương Hội Nông dân (HND) vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, là gương mặt đại diện duy nhất của tỉnh Hoà Bình được xướng tên trong top 100 nông dân xuất sắc toàn quốc. Khởi nghiệp với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch từ năm 2017, với tư duy nhạy bén, ông Sêm mạnh dạn vay vốn xây dựng một số nhà sàn, công trình phục vụ đón khách du lịch, mở rộng loại hình nghỉ dưỡng cao cấp. Đến nay, gia đình ông có homestay rộng rãi, thân thiện với môi trường, có phòng ở cao cấp phục vụ du khách với giá dịch vụ từ 1,5 - 2 triệu đồng/nhà sàn/ngày đêm. Ông Sêm chia sẻ: Được Trung ương Hội vinh danh, tôi rất tự hào bởi sự cố gắng, nỗ lực của mình đã được ghi nhận. Để có được thành quả, đồng hành cùng tôi trong hành trình khởi nghiệp luôn có sự quan tâm, tạo điều kiện, sự giúp đỡ của các cấp, ngành địa phương, đặc biệt là các cấp HND. Qua sự kết nối của Hội, tôi được tham gia các lớp nghề về hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng, nấu ăn, được tiếp cận, nắm bắt nhu cầu thị trường. Từ năm 2021 - 2023, homestay của gia đình đạt doanh thu bình quân 1,3 tỷ đồng/năm, lợi nhuận từ 700 - 800 triệu đồng.
Huyện Mai Châu có gần 90% dân số là người DTTS, trong đó trên 9.300 người DTTS tham gia vào tổ chức HND cấp huyện, xã. Thời gian qua, để khích lệ, động viên, giúp đỡ HVND phát triển kinh tế, HND huyện tích cực đổi mới phương thức hoạt động; chỉ đạo các cơ sở hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Phát động HVND đăng ký danh hiệu hộ SXKD giỏi gắn với phong trào thi đua xây dựng NTM hàng năm.
Xác định thi đua SXKD giỏi là một trong những phong trào lớn của Hội nhằm góp phần nâng cao đời sống của hội viên, các cấp HND huyện Mai Châu đã chủ động phối hợp các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho hội viên, tổ chức tham quan học tập và xây dựng các mô hình trình diễn cây, con giống mới, hỗ trợ tư liệu sản xuất, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân... Từ đầu năm đến nay, HND huyện phối hợp và tổ chức giải ngân 700 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh, huyện cho hội viên 2 xã Nà Phòn, Pà Cò; nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Ngân hàng NN&PTNT huyện, Ngân hàng Liên Việt với tổng dư nợ trên 336 tỷ đồng, cho trên 5.200 HVND vay.
Từ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, trên địa bàn huyện Mai Châu đã xuất hiện nhiều HVND sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm, tiêu biểu như: hội viên Hà Văn Cương, xóm Văn, thị trấn Mai Châu với mô hình chăn nuôi dê, kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch; hội viên Khà Văn Nhị, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi lợn, nuôi cá dầm xanh; hội viên Vì Văn Dền, xóm Ngoã, xã Mai Hịch với mô hình kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi lợn và bò, tạo việc làm cho hơn 20 lao động...
Đồng chí Phạm Thế Anh, Chủ tịch HND huyện Mai Châu cho biết: Phong trào nông dân SXKD giỏi được các cấp Hội trong huyện triển khai rộng khắp. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, trong số đó có những hộ hội viên SXKD giỏi là người DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Từ đó góp phần nâng cao đời sống, tinh thần cho đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách về kinh tế giữa các vùng trên địa bàn huyện. Năm nay, toàn huyện có 5.350 hộ HVND đăng ký danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp, đạt 100% kế hoạch năm.
Thu Hằng
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (viết tắt là Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc) giai đoạn I (2021 - 2025) đã đi được nửa chặng đường. Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia khác được thực hiện từ nhiều năm, chương trình này đã đáp ứng mong mỏi của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh và được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện diện mạo, đời sống vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện dự án 4, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, trong 2 năm (2022 - 2023), tỉnh được phân bổ 484.155 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 455.366 triệu đồng, vốn sự nghiệp 28.789 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua rà soát, tỉnh có 1.126 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tại chỗ, xen ghép và 455 hộ cần bố trí ổn định dân cư tập trung.
(HBĐT) - Cách đây hơn 6 năm, anh Bùi Văn Chiến, hộ cận nghèo xóm Ong Man, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội phát triển chăn nuôi trâu theo hướng vỗ béo. Cùng với sự nhanh nhạy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, anh mở thêm cửa hàng kinh doanh đồ điện gia dụng và mặt hàng gas tiêu dùng tại nhà.
(HBĐT) - Nhờ được phân bổ các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển KT-XH, đời sống người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) xã Tử Nê, huyện Tân Lạc nói riêng đã có nhiều đổi thay.
(HBĐT) - Hiện nay, các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn vùng dân tộc đã phát huy hiệu quả tích cực. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐBDTTS; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.