Ngày 14/6, thành phố Hòa Bình tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có 150 đại biểu là những điển hình tiêu biểu người DTTS đại diện cho trên 59 nghìn người DTTS thành phố Hòa Bình...


Lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình trao giấy khen cho các cá nhân tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2024. 

Hiện nay, thành phố Hòa Bình có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 42,7% dân số. 5 năm qua (2019 - 2024), thành phố Hòa Bình chú trọng thực hiện chính sách dân tộc và xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, giúp đồng bào các DTTS có điều kiện, cơ hội phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo phát triển bền vững.

Thành phố đã bình chọn, công nhận 581 lượt người có uy tín/19 phường, xã. Hàng năm, thành phố tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà người có uy tín vào mỗi dịp lễ, tết cổ truyền; thăm hỏi, động viên người có uy tín ốm đau, qua đời. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng DTTS, người có uy tín trong đồng bào DTTS và đoàn viên thanh niên như: Luật Phòng, chống ma túy, Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình; tổ chức 4 buổi tập huấn bồi dưỡng kiến thức và trao đổi học tập kinh nghiệm cho 200 lượt người có uy tín tại các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Lạng Sơn…

Với chủ đề "Nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, tại Đại hội các đại biểu thống nhất đề ra mục tiêu đến năm 2029 phấn đấu duy trì 100% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 1,2%; thu nhập bình quân người DTTS đạt 80 triệu đồng/người/năm…

Ghi nhận những kết quả trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, UBND thành phố Hòa Bình đã trao tặng giấy khen cho 8 tập thể, 16 cá nhân có thành tích tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024.

Đại hội đã hiệp thương chọn cử 10 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024.


Đinh Hòa

Các tin khác


Nghề thủ công mỹ nghệ giúp phụ nữ dân tộc thiểu số xã Phong Phú thoát nghèo

Cây cỏ tranh có ở khắp các vùng cao tỉnh Hoà Bình từ lâu. Cỏ tranh thường được đồng bào dân tộc Mường sử dụng để lợp nhà, làm thức ăn cho gia súc hoặc phơi khô để ủ ấm cho vật nuôi những ngày giá lạnh. Mấy năm trở lại đây, với đôi tay khéo léo, nhiều chị em người dân tộc thiểu số ở xã Phong Phú (Tân Lạc) đã biến loại cây này thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo để xuất khẩu. Từ đó, cải thiện sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện Tân Lạc: Gỡ khó giải ngân vốn chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

Trong nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ngày 12/3/2024, UBND huyện Tân Lạc đã gửi Công văn số 304/UBND-VX về kết quả thực hiện nhiệm vụ chi đối với dự án, nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 - 2023 và danh mục công trình chuẩn bị đầu tư năm 2024 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tại công văn trên, UBND huyện đề nghị điều chỉnh một số dự án không còn nhu cầu sang các nội dung khác theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.

Tiếp sức cho nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai châu đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên nông dân (HVND) tham gia, nhất là nông dân dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và xây dựng nông thôn mới.

Huyện Cao Phong: Năm 2024 - 2025 được hỗ trợ đầu tư 26 công trình thiết yếu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2024 - 2025), huyện Cao Phong được hỗ trợ đầu tư 26 công trình. UBND huyện đã giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư Dự án 1, Dự án 4 với 21 công trình; giao UBND các xã làm chủ đầu tư Dự án 6 với 5 công trình. Chủ đầu tư đã chủ động thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.

Huyện Kim Bôi: 26 dự án giảm nghèo được phê duyệt tại vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục