Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự trong cộng đồng. Những năm qua, việc chăm lo xây dựng và phát huy vai trò của NCUT trong ĐBDTTS được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện.




Bà Quách Thị Dung (thứ hai từ trái sang) là người có uy tín trong cộng đồng tổ 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Quách Thị Dung, dân tộc Mường ở tổ dân phố 17, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Bà là tổ trưởng tổ hưu trí với 79 thành viên, mới được bầu làm NCUT của khu dân cư. Bà Dung tâm sự: Trước đây tôi công tác tại Hội LHPN tỉnh, năm 2011 được nghỉ hưu. Về khu dân cư, tôi tham gia làm Phó Bí thư chi bộ 4 khóa và tham gia Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học phường Tân Thịnh. Tôi được khu dân cư ghi nhận những đóng góp và suy tôn là NCUT trong cộng đồng; được UBND TP Hòa Bình công nhận là NCUT trong ĐBDTTS giai đoạn 2024 - 2027.

Bà Dương Thị Thuận, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ 17, phường Tân Thịnh đánh giá: Bà Dung luôn gương mẫu, đi đầu trong tất cả việc cần sự góp công, góp sức để xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển. Tiêu biểu như việc vận động xây nhà tình thương cho gia đình ông Vũ Đình Nam, 93 tuổi. Bà Dung tự nguyện đóng góp 2 triệu đồng; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con và các mạnh thường quân ủng hộ được 60 triệu đồng cùng với gia đình xây dựng ngôi nhà tổng trị giá 160 triệu đồng. Mới đây, bà Dung cùng khu dân cư đã ủng hộ trên 5 triệu đồng giúp gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn… Đây chỉ là 2 việc bà Dung phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, bằng uy tín, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động của khu dân cư, được mọi người tin tưởng, làm theo.

Đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Việc triển khai thực hiện chính sách đối với NCUT trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành. Chế độ, chính sách đối với NCUT luôn được đảm bảo, có tiêu chí lựa chọn, quy trình thủ tục phê duyệt, bình chọn từ cơ sở... chế độ, chính sách, phân công, phân cấp thực hiện rõ ràng, được bổ sung điều chỉnh kịp thời, ngày càng phát huy được vai trò của NCUT.

Trong giai đoạn 2021-2023, tổng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách cho NCUT là 8.408 triệu đồng. Việc lựa chọn, công nhận, đưa ra, bổ sung danh sách NCUT trên địa bàn tỉnh được tổ chức bình chọn từ cơ sở, các bước thẩm định, trình duyệt theo đúng quy trình, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Tính đến đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.276 NCUT, bao gồm các thành phần: Bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, già làng, cán bộ nghỉ hưu, nhà giáo, thầy thuốc, người sản xuất giỏi và các thành phần khác.

Thực hiện chế độ, chính sách đối với NCUT, trong giai đoạn 2021-2023, Ban Dân tộc hợp đồng với Báo Hoà Bình và Báo Dân tộc - Phát triển tổ chức cấp phát cho toàn bộ NCUT trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã tổ chức 4 hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin cho NCUT với 235 lượt người tham gia; 3 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức với 180 lượt NCUT tham gia. Hằng năm, Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh thăm hỏi, tặng quà dịp Tết Nguyên đán với 12 cuộc cho 137 NCUT; thăm hỏi, tặng quà tết của DTTS với 6 cuộc cho 52 lượt người; thăm hỏi, hỗ trợ NCUT ốm đau với 48 cuộc cho 80 người; thăm hỏi động viên tinh thần đối với gia đình NCUT gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn với 7 cuộc cho 41 người; thăm hỏi, thăm viếng thân nhân NCUT và bản thân NCUT trong ĐBDTTS không may qua đời cho 70 trường hợp.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh tổ chức khen thưởng 33 NCUT tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng ĐBDTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất, có 73 đại biểu NCUT tham dự; năm 2023, có 20 đại biểu NCUT tham dự "Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là NCUT trong ĐBDTTS toàn quốc năm 2023” do Uỷ ban Dân tộc tổ chức... Qua thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCUT vùng ĐBDTTS đã góp phần phát huy hiệu quả vai trò của NCUT trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ ANTT, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc trên địa bàn.

Hương Lan


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Gỡ khó giải ngân vốn chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

Trong nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ngày 12/3/2024, UBND huyện Tân Lạc đã gửi Công văn số 304/UBND-VX về kết quả thực hiện nhiệm vụ chi đối với dự án, nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 - 2023 và danh mục công trình chuẩn bị đầu tư năm 2024 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tại công văn trên, UBND huyện đề nghị điều chỉnh một số dự án không còn nhu cầu sang các nội dung khác theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.

Tiếp sức cho nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

Những năm qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai châu đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên nông dân (HVND) tham gia, nhất là nông dân dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và xây dựng nông thôn mới.

Huyện Cao Phong: Năm 2024 - 2025 được hỗ trợ đầu tư 26 công trình thiết yếu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2024 - 2025), huyện Cao Phong được hỗ trợ đầu tư 26 công trình. UBND huyện đã giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư Dự án 1, Dự án 4 với 21 công trình; giao UBND các xã làm chủ đầu tư Dự án 6 với 5 công trình. Chủ đầu tư đã chủ động thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.

Huyện Kim Bôi: 26 dự án giảm nghèo được phê duyệt tại vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh.

Gỡ khó giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia ở huyện Đà Bắc

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo kế hoạch, nguồn vốn đầu tư của huyện Đà Bắc năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 39,3 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 đã giải ngân được trên 27,2 tỷ đồng, đạt 69,1% vốn kế hoạch. Năm 2023, nguồn vốn được phân bổ trên 71,1 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2023 giải ngân được trên 18 tỷ đồng, đạt 25,3% vốn kế hoạch. Dự kiến đến hết năm 2023, tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục