Những năm qua, việc khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần lưu giữ những nét văn hoá truyền thống, mà còn mở ra hướng để phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho người dân ở xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc).
Người dân xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường.
Xóm Cóm có trên 150 hộ, hầu hết là bà con dân tộc Mường. Bản Mường không còn nhiều nếp nhà sàn truyền thống nhưng đồng bào vẫn đang miệt mài lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Năm 2017, xóm được công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nay đã thành lập Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm truyền thống xã Đông Lai. Chúng tôi đến thăm HTX vào một buổi sáng đầu tháng 6/2024 khi các bà trong xóm đang hăng say bên khung cửi. Bà Bùi Thị Tuổm (74 tuổi) là một trong hai người cao tuổi nhất tham gia dệt thổ cẩm tại HTX. Cụ Tuổm kể rằng, xưa người con gái Mường khi 10 tuổi đã bắt đầu học dệt thổ cẩm; độ 15, 16 tuổi đã dệt thành thạo. Dệt thổ cẩm có ý nghĩa rất quan trọng với người Mường nên hầu như nhà nào cũng trồng bông, dệt vải, trong mỗi nếp nhà đều có một khung cửi. Nhưng khi cuộc sống đủ đầy hơn, các sản phẩm quần áo may sẵn phổ biến thì nghề dệt dần mai một.
Bẵng đi hơn chục năm không động vào khung cửi, từ khi được công nhận làng nghề, rồi thành lập HTX, bà Tuổm và bà con xóm Cóm đang từng ngày khôi phục lại nghề dệt truyền thống. "Hàng ngày, chúng tôi tập trung dệt vải vừa để gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc, vừa luyện tập sức khoẻ, lại có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình” - bà Tuổm chia sẻ.
Trong HTX, bà Bùi Thị Mỉa là một trong những người đảm nhiệm khâu bán hàng. Theo bà Mỉa, từ khi khôi phục làng nghề, bà con chú trọng đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài các sản phẩm truyền thống được dệt từ vải bông như chân váy, cạp váy, khăn còn có túi, mũ… Tuy nhiên, việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn vì chưa có liên kết hay các đầu mối. Do đó, HTX mang sản phẩm đến các lễ hội để giới thiệu, tiêu thụ, còn kênh bán hàng chủ yếu là tại các chợ phiên. Việc tiêu thụ còn nhiều khó khăn nên HTX hoạt động cầm chừng, chủ yếu là các bà, các cụ tham gia dệt. Nếu đầu ra thuận lợi sẽ đem lại thu nhập cho nhiều hộ dân, nhất là người cao tuổi nhàn rỗi.
Ông Bùi Văn Khoa, Giám đốc HTX dệt thổ cẩm truyền thống xã Đông Lai cho biết: Việc khôi phục nghề dệt có ý nghĩa lớn trong bảo tồn văn hoá truyền thống của người Mường, tạo sinh kế cho người dân. Thực tế, nếu bà con dệt liên tục có thể thu nhập 3-4 triệu đồng/người/tháng. Để đa dạng sản phẩm, HTX đã trồng dâu, nuôi tằm để lấy sợi dệt. Song hiện còn nhiều khó khăn do chưa có trụ sở làm việc, chưa có xưởng để sơ chế tằm. HTX phải đem kén vào tỉnh Thanh Hoá để kéo thành sợi. Vì vậy, HTX mong được hỗ trợ vốn, xây dựng nhà xưởng, liên kết tiêu thụ sản phẩm để tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Viết Đào
Trong 2 ngày 11 - 12/6, huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV – năm 2024. Các đồng chí: Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh... dự, chúc mừng đại hội.
Cây cỏ tranh có ở khắp các vùng cao tỉnh Hoà Bình từ lâu. Cỏ tranh thường được đồng bào dân tộc Mường sử dụng để lợp nhà, làm thức ăn cho gia súc hoặc phơi khô để ủ ấm cho vật nuôi những ngày giá lạnh. Mấy năm trở lại đây, với đôi tay khéo léo, nhiều chị em người dân tộc thiểu số ở xã Phong Phú (Tân Lạc) đã biến loại cây này thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo để xuất khẩu. Từ đó, cải thiện sinh kế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong nỗ lực thực hiện có hiệu quả công tác giải ngân vốn đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), ngày 12/3/2024, UBND huyện Tân Lạc đã gửi Công văn số 304/UBND-VX về kết quả thực hiện nhiệm vụ chi đối với dự án, nội dung sử dụng nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 - 2023 và danh mục công trình chuẩn bị đầu tư năm 2024 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Tại công văn trên, UBND huyện đề nghị điều chỉnh một số dự án không còn nhu cầu sang các nội dung khác theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội.
Những năm qua, với nhiều giải pháp hiệu quả, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mai châu đã lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo hội viên nông dân (HVND) tham gia, nhất là nông dân dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong 2 năm (2024 - 2025), huyện Cao Phong được hỗ trợ đầu tư 26 công trình. UBND huyện đã giao Phòng Dân tộc làm chủ đầu tư Dự án 1, Dự án 4 với 21 công trình; giao UBND các xã làm chủ đầu tư Dự án 6 với 5 công trình. Chủ đầu tư đã chủ động thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.
Giai đoạn 2019-2024 được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo.