Dự án xây dựng tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đến huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ do UBND huyện Đà Bắc làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng. Khi hoàn thành sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đà Bắc, tiếp thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.




Đường liên kết vùng Lương Sơn - Kim Bôi đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển mới.

Huyện miền núi Đà Bắc hiện có 89,72% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhiều năm nay, khó khăn về giao thông như một "nút thắt” trong sự phát triển của huyện cũng như đời sống của người dân. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu khi thực hiện các chính sách đầu tư là tập trung nguồn lực cho hệ thống hạ tầng thiết yếu, trọng tâm là hạ tầng giao thông đường bộ. Đây cũng là nội dung được chú trọng khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Đà Bắc. 

Cũng như tuyến đường Đà Bắc - Thanh Sơn, sự xuất hiện của các tuyến đường mới được đầu tư những năm gần đây như Cao Sơn - Trung Thành; Vầy Nưa - Tiền Phong; đường từ trung tâm xã Đồng Chum đi xã Mường Chiềng; đường 433 đi xóm Đầm Phế (trung tâm xã Mường Tuổng cũ), xã Mường Chiềng; dự án nâng cấp đường liên xã Nánh Nghê... không những khiến diện mạo nông thôn khởi sắc mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển cho đồng bào DTTS trong huyện. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, huyện tập trung các nguồn lực đầu tư, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nhằm tạo động lực cho kinh tế - xã hội địa phương. Đến nay, đường giao thông đến trung tâm các xã đã được cứng hoá 100%; đường đến các xóm cứng hoá 99%; 84% đường trục xóm, 79% đường ngõ xóm và 50% đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá.

Trên phạm vi toàn tỉnh, những năm qua, tỉnh đã và đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông kết nối vùng và các dự án giao thông trọng điểm tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Các địa phương ưu tiên nguồn lực đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, coi đây là một trong những đột phá chiến lược trong phát triển hạ tầng nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 



Đường tỉnh 433 đoạn từ thành phố Hòa Bình đến trung tâm huyện Đà Bắc được đầu tư nâng cấp, thuận lợi đi lại, giao thương.

Theo Sở Giao thông vận tải, đến nay, tỉnh Hòa Bình có khoảng 10.990 km đường bộ, gồm 7 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường khu vực kinh tế - xã hội đặc thù, 21 tuyến đường tỉnh, 73 tuyến đường huyện, cùng hàng nghìn tuyến đường xã, đường trục xóm, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, đường chuyên dùng, đường đô thị, nội thị. Trong đó, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường trong khu vực kinh tế - xã hội đặc thù, đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt gần 100%. Toàn đã nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường xã, đường từ trung tâm xã đạt 88%, vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục xóm và liên xóm đạt 71,6%; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường ngõ, xóm đạt 60,53%; tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục chính nội đồng đạt 18,8%...  

Trong nỗ lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, tỉnh cũng ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các vùng DTTS và miền núi. Là tỉnh có đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao (74% dân số), Hòa Bình xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS, coi đây là giải pháp chiến lược, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030. Hàng năm, tỉnh ưu tiên dành nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu, trong đó có hệ thống giao thông đường bộ. Đây cũng chính là giải pháp căn cơ để thực hiện hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2030.



Khánh An

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Thiết thực đầu tư vào vùng dân tộc

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân; tổ chức lấy ý kiến tham vấn các hộ đã được hưởng lợi để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn; đi học tập kinh nghiệm các địa phương đã triển khai hiệu quả; chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình… đó là những nỗ lực đáng ghi nhận của huyện Cao Phong khi thực hiện công tác dân tộc nói chung, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) nói riêng.

Huyện Đà Bắc: Chú trọng thực hiện chính sách tín dụng với hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, huyện nghèo Đà Bắc nỗ lực thực hiện chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để triển khai hiệu quả chính sách tín dụng (CSTD) đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp, ngành đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Trưởng xóm Bào phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, người có uy tín (NCUT) trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc) phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nông thôn mới và giữ gìn an ninh trật tự. Chị Quách Thị Thanh, Trưởng xóm Bào là một trong những điển hình NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tổng dư nợ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hòa Bình đạt trên 18 tỷ đồng

Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, quý II/2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tích cực thông tin, quán triệt các nội dung của Luật HTX 2023 tới các HTX, đơn vị thành viên.

Xã Mỵ Hoà: Chương trình hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số giúp người dân ổn định cuộc sống

Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn với trên 85% đồng bào dân tộc thiểu số, xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) đã về đích nông thôn mới năm 2023. Kết quả đó phải kể đến sự vận dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với nhiều mô hình sinh kế phù hợp. 

Huyện Đà Bắc quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có uy tín (NCUT) trên địa bàn. Qua đó, phát huy được vai trò nòng cốt của những "cây cao, bóng cả” ở các bản làng trên các lĩnh vực của đời sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục