Những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục được chỉ đạo triển khai thực hiện. Chất lượng dịch vụ y tế ngày càng nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hàng năm, hệ thống y tế trên địa bàn huyện khám, chữa bệnh cho trên 57 nghìn lượt người. Các tuyến y tế duy trì chế độ trực 24/24 giờ, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh.

Đến nay, hầu hết trạm y tế xã trên địa bàn huyện Đà Bắc được đầu tư xây dựng, bố trí bác sỹ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. 

Bên cạnh đó, huyện quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo các trạm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, với 94,1% trạm y tế được xây dựng tương đối khang trang. Toàn huyện có 15/17 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, 15/17 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, chiếm 88,24%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 14,7% (năm 2019) còn 13% (năm 2023).

V.Đ

Các tin khác


Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc Mường ngay trong mỗi nếp nhà

Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành trong giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm kê đối với di sản văn hóa phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Xã Cun Pheo: Tập trung nguồn lực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Cun Pheo là xã vùng sâu của huyện Mai Châu với hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số. Xã có 4 xóm, trong đó xóm xa nhất cách trung tâm xã 9 km. Thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số, Cun Pheo đã tận dụng tối đa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo.

Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ sản xuất vùng dân tộc thiểu số

Tỉnh Hòa Bình có 145 xã, phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số (DTTS); 506 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); trên 74% dân số là đồng bào DTTS, sinh sống nhiều ở địa bàn miền núi với nguồn sinh kế quan trọng là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Huyện Cao Phong: Hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Xác định phát triển KT-XH và thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng, giai đoạn 2019 - 2024, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này và đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đa dạng hoạt động khuyến nông dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh, trong 3 năm (2021 - 2024), Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT đã triển khai xây dựng thành công 52 mô hình trình diễn thuộc các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Nhân rộng các mô hình giữ vững an ninh trật tự vùng đồng bào tôn giáo

Cách đây hơn 3 năm, Công an huyện Lạc Sơn phối hợp Ban chỉ đạo 09 xã Mỹ Thành vận động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Giáo xứ Mường Riệc xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục