Thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi về thăm Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình năm 1958 (nay là Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Hòa Bình), cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt” và đạt những kết quả tự hào. Trường khẳng định vị trí tốp đầu trong các trường THPT toàn tỉnh và hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc.
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Hòa Bình được học tập trong môi trường thuận lợi.
Đồng chí Đào Tuấn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Hòa Bình cho biết: Tự hào là ngôi trường được Bác Hồ về thăm, cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu xây dựng trường thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh. Trường có nhiệm vụ giáo dục toàn diện và đào tạo học sinh trình độ học vấn phổ thông chất lượng cao; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh dân tộc thiểu số, tạo tiền đề tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho tỉnh và cả nước... Mỗi thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường luôn tự hào được cống hiến, giảng dạy, lao động, học tập dưới mái trường ghi dấu lời Bác Hồ dạy với nhiều tấm gương điển hình đáng được biểu dương. Các tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đều là các tập thể năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn được công nhận là tập thể lao động tiên tiến nhiều năm.
Những năm qua, trường luôn khẳng định vị thế, nhận được sự tin yêu của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Đó là những kết quả về giáo dục toàn diện học sinh, đào tạo mũi nhọn, kết quả thi tốt nghiệp THPT, thi học sinh giỏi quốc gia; duy trì tỷ lệ học sinh vào các trường đại học, cao đẳng ở tốp đầu của tỉnh. Nhà trường tổ chức tốt phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt”, dẫn đầu các trường THPT trong tỉnh và hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT các năm từ 2021 - 2024 luôn đạt 100%. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng, dự bị đại học hàng năm không ngừng được nâng cao, nổi bật từ năm 2021 - 2024 luôn đạt trên 96%. Năm học 2023-2024, trường có 3 trong 7 học sinh thủ khoa của tỉnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT; 35 điểm 10 các môn và điểm trung bình các môn thi là 7,51 điểm, tăng 0,5 điểm so với năm học trước. 100% học sinh đỗ các trường đại học, một số học sinh đi du học, nhiều học sinh đỗ các thủ khoa các trường uy tín…
Nhà trường đang tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành và xã hội đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh; thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, phương án thi mới của Bộ GD&ĐT. Trong đó, thực hiện phương án thành lập đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia ôn luyện học sinh để có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy của các trường đại học. Nhà trường từng bước thực hiện lộ trình hiện đại hóa, đồng thời thực hiện chức năng giáo dục theo mô hình mới với mục tiêu đào tạo học sinh trở thành nguồn cán bộ dân tộc thiểu số cho các địa phương trong tỉnh và cả nước.
L.C
Theo UBND huyện Mai Châu, từ năm 2022 đến nay, huyện được phân bổ trên 76 tỷ đồng để thực hiện Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 4/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn chủ động, tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề... hỗ trợ hội viên. Qua đó, giúp hội viên, nhất là nông dân người dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần củng cố, xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Giai đoạn 2019 - 2024, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 hơn 1.118,5 tỷ đồng.