Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 được Hội LHPN xã Pà Cò (Mai Châu) thực hiện đạt kết quả nhất định. Dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, xóa định kiến trong cộng đồng, mà còn thúc đẩy việc chăm lo đời sống, giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số.
Buổi sinh hoạt chuyên đề "Địa chỉ tin cậy cộng đồng" xã Pà Cò (Mai Châu) thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia.
Chị Hàng Y Tếnh, Chủ tịch Hội LHPN xã Pà Cò cho biết: Trước đây, trên địa bàn xã có nhiều trường hợp tảo hôn. Trong đó có cặp tảo hôn cả nam và nữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân, chất lượng dân số và vấn đề kinh tế. Với sự tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là từ khi có 6 tổ truyền thông cộng đồng tại các xóm và 1 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS đã tích cực cùng Hội LHPN xã tuyên truyền, đảm bảo tiếng nói, quyền của phụ nữ và trẻ em; thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Các hoạt động truyền thông xoá định kiến về giới, phòng chống bạo lực gia đình, tảo hôn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, vận động không sinh con thứ 3 thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và người dân tham gia. Qua đó, tình trạng sinh con thứ 3, vấn đề tảo hôn và bạo lực gia đình đã giảm nhiều so với trước đây. 9 tháng năm 2024, xã Pà Cò có 2 trường hợp tảo hôn và 1 trường hợp bạo lực gia đình.
Trên cơ sở văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Dự án 8 của Hội LHPN huyện Mai Châu, Hội LHPN xã Pà Cò đã xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và điều kiện của hội viên trên địa bàn. Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện và hướng dẫn nâng cao năng lực lồng ghép giới cùng một số mô hình, hoạt động dự án. Thành lập các mô hình tại các xóm và trường học theo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. Đến nay, Hội LHPN xã đã vận động xây dựng, ra mắt 6 mô hình tổ truyền thông cộng đồng tại các xóm: Pà Háng Lớn, Xà Lĩnh, Pà Cò 1, Pà Cò Lớn, Chà Đáy, Cang; 1 mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng ở xã và 1 câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường TH&THCS xã.
Hội LHPN xã cũng chủ động phối hợp tổ chức các buổi truyền thông về những nội dung thuộc Dự án 8, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân tham gia. Các tổ truyền thông cộng đồng đã tổ chức truyền thông nhóm nhỏ, thăm hộ, truyền thông qua mạng xã hội và lồng ghép truyền thông tại các cuộc họp xóm.
Với những hoạt động thiết thực từ Dự án 8 tại xã Pà Cò thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình, cộng đồng trong thực hiện bình đẳng giới, xoá định kiến, khuôn mẫu giới; giải quyết những vấn đề cấp thiết về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn xã.
Đỗ Hà
Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những "trụ cột” quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua, để tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bên cạnh định hướng, đầu tư tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định cho bà con, tỉnh Hòa Bình còn tăng cường kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào DTTS vươn xa.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.
Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Hoà Bình đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 171 lớp nghề may công nghiệp, thêu, mây giang đan, nấu ăn, điện dân dụng, chăn nuôi... cho 4.423 hội viên nông dân các dân tộc trong tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 3.990 hội viên đã học nghề.
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con người Dao xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) ngày càng no ấm. Điện lưới quốc gia được kéo đến tận các hộ dân, đường giao thông cứng hoá thuận lợi, đó là điều kiện để bà con xóm Mạ tiếp tục vươn lên xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ hội viên, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thành hộ khá, giàu và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển KT-XH địa phương.