(HBĐT) - PC Hòa Bình phấn đấu cơ bản hoàn thành chuyển đổi số (CĐS) vào năm 2022, đến năm 2025 sẽ hoàn thành toàn diện, hướng tới trở thành doanh nghiệp số. Thời gian qua, công ty đã đẩy mạnh CĐS trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (SX-KD) và dịch vụ khách hàng (DVKH). Trong 9 tháng qua, công ty đã quản lý, vận hành an toàn lưới điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho hoạt động KT-XH cũng như sinh hoạt của người dân. Để thực hiện tốt công tác CĐS vào SX-KD, công ty đã thành lập Tiểu ban Điều hành thực hiện CĐS; xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình CĐS toàn diện từ công tác quản lý, điều hành đến các hoạt động chuyên môn. Trên cơ sở kết quả đạt được, các đơn vị chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện để tháo gỡ. Từ đó hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch CĐS của Tổng Công ty giao.


Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt qua điện thoại di động.

Đồng chí Nguyễn Phúc Thịnh, Giám đốc PC Hòa Bình cho biết: Đến nay, PC Hòa Bình đã số hóa toàn bộ dữ liệu trên các lĩnh vực SX-KD và DVKH, quản lý kỹ thuật, quản trị nội bộ; số hóa các quy trình nghiệp vụ liên quan đến tài chính, kế toán, kỹ thuật; triển khai tương tác trên không gian số với 100% giấy tờ, văn bản bằng phần mềm Doffice. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ điện trực tuyến qua hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng như: Chatbot, SMS, Cổng thông tin điện tử EVNNPC và Cổng Dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, công ty đã ứng dụng các công nghệ mới, tự động hóa trong hoạt động SX-KD, quản lý và vận hành lưới điện. Đến hết tháng 9/2022 đã ứng dụng 4 mạch tự động hóa lưới điện trung áp DMS; đang triển khai dự án đa chia, đa nối ở TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Ngoài ra, công ty đang lắp đặt và khai thác sử dụng công nghệ 3G/GPRS qua công tơ điện tử. Cụ thể, tại đầu nguồn các trạm biến áp cung cấp đã lắp đặt 1.748/1.759 điểm đo, đạt tỷ lệ 99,37%; với các trạm biến áp chuyên dùng đã lắp đặt 868/927 điểm đo, đạt tỷ lệ 93,6%.

Đồng chí Giám đốc PC Hòa Bình nhấn mạnh: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của CĐS là nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại sự tiện lợi, hài lòng đối với khách hàng sử dụng điện. Do đó, công ty đã nỗ lực thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: tỷ lệ khách hàng sử dụng các dịch vụ thu tiền điện không dùng tiền mặt đạt 66%, vượt kế hoạch giao 3,5%; tiếp nhận các dịch vụ điện bằng phương thức điện tử và cấp độ 4 đạt 100%; tiếp nhận qua Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 55%; gần 40 nghìn khách hàng cài đặt app chăm sóc khách hàng, đạt 117% kế hoạch giao cả năm. Ngoài ra, Điện lực các huyện, thành phố đã hoàn thành lắp đặt công tơ điện tử đợt 2.

Bên cạnh việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu CĐS theo lộ trình của EVN, EVNNPC đề ra, ứng với điều kiện thực tế ở đơn vị, PC Hòa Bình đã phát động tới toàn thể CNVC-NLĐ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Từ đó đã có nhiều sáng kiến, ý tưởng trong thực hiện CĐS, như: triển khai áp dụng giải pháp cấu hình thời gian tự khởi động lại cho modem đo xa đầu nguồn trạm biến áp, tại Điện lực Kim Bôi. Lắp TU 1 pha đường dây cho xuất tuyến có thủy điện 372 E10.1 Cao Phong, 373E10.1 Đà Bắc. Trong năm 2022, Công ty đã áp dụng chuyển sơ đồ từ phần mềm PSS sang sơ đồ AUTOCAD, sạc dự phòng di động sạc pin cho Flycam Mavic 2 Enterprise Dual. Đồng thời, áp dụng một số giải pháp để giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

Đồng chí Nguyễn Phúc Thịnh, Giám đốc PC Hòa Bình nhấn mạnh: Để CĐS đi đúng, trúng và phát huy hiệu quả cao nhất trong hoạt động SX-KD của đơn vị, thời gian tới, công ty sẽ vận dụng những thời cơ, thuận lợi, từng bước tháo gỡ khó khăn, thách thức để tiếp tục tăng cường các giải pháp tổ chức triển khai công tác CĐS một cách đồng bộ, linh hoạt.


Viết Đào


Các tin khác


Casa Del Rio - Niềm tự hào mới của người dân Hòa Bình

"Nếu Hòa Bình có những dự án đầu tư chất lượng như Casa Del Rio thì TP Hòa Bình sẽ nhanh chóng trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch thập phương” - một người dân địa phương chia sẻ sau khi tìm hiểu về dự án. Bước qua những ồn ào và chật chội để tận hưởng cảm giác trở về với thiên nhiên thư thái, Casa Del Rio (khu đô thị mới Trung Minh) đã và đang hiện thực hóa trải nghiệm sống đẳng cấp bậc nhất tại quần thể đô thị nghỉ dưỡng ven đô đầu tiên của TP Hòa Bình.

Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhà đầu tư (NĐT) tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính và các thủ tục khác liên quan đến thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Có dự án cũng có nghĩa công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất được triển khai mạnh mẽ. Tuy vậy, đây là nhiệm vụ luôn gặp rất nhiều khó khăn, bởi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong diện phải GPMB.

Kỳ vọng giải pháp mạnh của tỉnh để cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Chỉ số PCI năm 2021 của Hòa Bình tụt sâu về thứ hạng và điểm số. Song, nhiều doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT) cho rằng, trong hạn chế, thách thức này cũng là cơ hội để tỉnh và các sở, ngành, địa phương nhìn nhận, đánh giá sát, đúng thực tế, từ đó có những giải pháp mạnh tạo ra sự đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ở những năm tới.

Đầu tư hoàn thiện hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại

(HBĐT) - Hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đang được đầu tư theo hướng hiện đại. Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống với nhiều dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa của người dân.

Phát triển đô thị có bản sắc, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

(HBĐT) - Các ngành và địa phương đang thực hiện các giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hoá (ĐTH) của tỉnh đạt 38%, tập trung vào các giải pháp quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng các dự án, công trình trọng điểm, phát triển công nghiệp dịch vụ gắn với phát triển đô thị, phát triển đô thị gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Áp dụng Bộ chỉ số DDCI: "Đòn bẩy" mạnh cho năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh

(HBĐT) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố và các sở, ban, ngành (DDCI) là một chỉ số tổng hợp sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD) của 10 huyện, thành phố và 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Áp dụng DDCI nhằm đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện, cấp sở trong điều hành kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục