Sáng 13/5, tại Trường THPT Cù Chính Lan (xã Thanh Sơn), UBND huyện Lương Sơn tổ chức Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số” năm 2025, mở đầu cho chiến dịch truyền thông sâu rộng nhằm nâng cao kỹ năng số cho toàn dân.
Lãnh đạo huyện Lương Sơn và các đơn vị đồng hành bấm nút khởi động phong trào "Bình dân học vụ số”.
Lễ phát động diễn ra với nhiều hoạt động: trình chiếu phóng sự chuyển đổi số, phát biểu phát động và hưởng ứng phong trào, nghi thức ấn nút khởi động chương trình, diễu hành tuyên truyền trên các tuyến đường trung tâm.
Phong trào "Bình dân học vụ số” hướng đến mục tiêu: "Dễ học - Dễ hiểu - Dễ làm - Dễ nhớ - Dễ áp dụng”, giúp người dân sử dụng thành thạo điện thoại thông minh, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, bảo vệ thông tin cá nhân, nhận diện tin giả...
Hiện nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện phủ sóng 4G/5G, gần 80% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh, hơn 24.000 gia đình có kết nối internet băng rộng và 100% khu dân cư có tổ công nghệ số cộng đồng. Hạ tầng họp trực tuyến và giám sát bằng camera được triển khai đồng bộ từ UBND huyện đến khu dân cư, góp phần xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả. Đây là nền tảng vững chắc để huyện triển khai phong trào đạt hiệu quả cao.
Lãnh đạo UBND kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và mỗi người dân cùng chung tay để phong trào lan tỏa mạnh mẽ, bền vững. Đặc biệt, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên cần phát huy vai trò tiên phong trong học tập, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ.
Theo kế hoạch, năm 2025 có 2 đợt truyền thông lớn, gồm các hoạt động trực tiếp tại điểm tập trung và tuyên truyền lưu động đến từng xóm. Các lực lượng như: Huyện đoàn, Hội LHPN, tổ công nghệ số cộng đồng, các doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, MobiFone, FPT…) sẽ phối hợp triển khai các điểm hỗ trợ kỹ năng số, hướng dẫn cài đặt chữ ký số, kích hoạt định danh điện tử, giới thiệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các sản phẩm số "Make in Vietnam” phục vụ đời sống, công việc của người dân.
Sau lễ phát động, chương trình còn tiếp tục với phần phổ cập kiến thức về chuyển đổi số do đại diện Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Hòa Bình trình bày và tuyên truyền về an toàn, an ninh thông tin do Công an tỉnh thực hiện.
Thùy Anh
(Trang TTĐT huyện Lương Sơn)
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan toả mạnh mẽ, hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại tỉnh Hoà Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Những nỗ lực này không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, mà còn trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững.
Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 01-KH/BCĐ, ngày 18/4/2025 về triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động, tiện lợi. Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh; mục tiêu 80% công dân thường trú tại địa phương tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế (BHYT), sổ sức khỏe, giấy chuyển tuyến, sử dụng lịch hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID. Thời gian qua, để nâng cao tỷ lệ tích hợp ứng dụng này, Công an tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 và tích hợp thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID.
Ngày 15/4/2025 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia" do Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức. Hội thảo không chỉ đơn thuần là một sự kiện công nghệ, mà còn là tiếng nói của niềm tin và trách nhiệm, để tạo dựng một "hệ sinh thái minh bạch".
Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, mà cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, nhiều tổ chức, cá nhân đã linh hoạt, nắm thời cơ, xóa bỏ mọi tư tưởng, rào cản, áp dụng khoa học, công nghệ (KHCN), chuyển đổi số (CĐS), cũng như sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng nông sản. Từ đó mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng... Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và CĐS của tỉnh Hòa Bình thời gian qua.
Triển khai phong trào "Bình dân học vụ số” do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phát động, các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã, đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực số trong cộng đồng; tổ chức nhiều đội hình thanh niên tình nguyện, mở các lớp học, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số thiết yếu cho người dân, nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người ít tiếp xúc với công nghệ.