(HBĐT) - Thành lập và đi vào hoạt động năm 2008, Trung tâm CB -GD-LĐXH Hòa Bình là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐ -TB &XH với chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức cai nghiện chữa trị, dạy nghề, giáo dục, phục hồi sức khỏe, hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy được đưa vào Trung tâm theo quy trình quy định. Theo đó, người nghiện ma túy vào trung tâm gồm đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt buộc theo luật pháp về xử lý vi phạm hành chính và người tự nguyện xin đi cai nghiện.

 

Với diện tích 1,7 ha, Trung tâm được đầu tư cơ sở vật chất khá đồng bộ gồm Văn phòng làm việc, khu quản lý học viên, hội trường đa năng, nhà ăn, khu dạy nghề lao động sản xuất, khu điều trị cắt cơn giải độc… Tổ chức bộ máy của Trung tâm có 75 CBVC, trong đó có 57 người trong biên chế và 18 lao động hợp đồng. Theo đó có thời điểm như những năm 2012-2013, Trung tâm tiếp nhận, quản lý trên 300 lượt học viên /năm.

 

 

Cán bộ y tế Trung tâm CB -GD-LĐXH kiểm tra sức khoeû cho học viên.

 

Để ngăn ngừa sự gia tăng của tệ nạn ma túy, Nhà nước đã dành kinh phí đáng kể cho tổ chức cai nghiện. Chưa kể lương, phụ cấp của CB, CC, đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí chi thường xuyên của Trung tâm, chỉ tính một số khoản chính phải chi cho học viên cai nghiện bắt buộc trong thời gian 18 tháng, Nhà nước đã cấp tới gần 30 triệu đồng /học viên là:  tiền thuốc 800.000 đồng /đợt (từ 18-24 tháng); 13 triệu đồng tiền ăn /18 tháng. 1.440.000 đồng tiền nước sinh hoạt /18 tháng; 1.260.000 đồng tiền văn nghệ, thể thao /18 tháng; 400.000 đồng tiền quần áo /năm… Nhưng dư luận cho rằng Trung tâm hoạt động không hiệu quả vì tỷ lệ tái nghiện chiếm tới trên 95%. Lý giải vấn đề này, những người có trách nhiệm cho rằng, Trung tâm chỉ đảm nhiệm việc điều trị cắt cơn. Hết thời gian ở Trung tâm, trách nhiệm thuộc về gia đình, cộng đồng, xã hội và chính bản thân người nghiện. Gần đây, việc cai nghiện không thành công lại được coi là đương nhiên vì họ cho rằng Tổ chức Y tế thế giới xác định nghiện ma túy là “bệnh mãn tính”, mà đã là mãn tính thì không thể chữa khỏi. '

 

Vậy,  hiệu quả hoạt động của Trung tâm GD -CB-LĐXH đối với xã hội như thế nào? Những năm qua, Trung tâm đã chủ động nghiên cứu, đưa vào áp dụng các bài thuốc hỗ trợ cắt cơn và chống tái nghiện. Theo đó, 100% học viên vào cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm đều được tổ chức các biện pháp cai cắt cơn giải độc an toàn. Đồng thời, duy trì thường xuyên cho  học viên được tham gia các hoạt động lao động trị liệu phục hồi sức khỏe. Tổ chức dạy một số nghề đơn giản như làm đậu phụ, chăn nuôi, chăm sóc cây cảnh; tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật... Nhưng theo một số cán bộ Trung tâm, cái được hơn cả là khi đưa những người nghiện ma túy vào cai nghiện, Trung tâm đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho  tình hình trật tự an toàn xã hội vì có từ 70-75% học viên là đối tượng có tiền án, tiền sự và có 30 – 35% học viên là người nhiễm HIV.

 

Kể từ khi Nghị định số 221/ 3013-NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực, thì năm 2014, tuy vẫn có 75 CBVC nhưng Trung tâm chỉ tiếp nhận 30 học viên cai nghiện bắt buộc, nghĩa là số CBVC của Trung tâm hơn gấp đôi số lượng học viên. Trong 2 năm 2015, 2016 đối tượng cai nghiện bắt buộc được đưa vào Trung tâm có “cải thiện” hơn. Hiện tại, Trung tâm quản lý 121 học viên gồm 98 học viên cai nghiện bắt buộc và 23 học viên cai nghiện tự nguyện. Như vậy, bình quân 1, 6 học viên có 1 cán bộ. Bên cạnh đự, gần đây, Trung tâm đã triển khai hoạt động cơ sở điều trị  methadone. Đến nay đã có 45 người thuộc thành phố Hòa Bình và các huyện Cao Phong, Kim Bôi đến uống thuốc (đối tượng này chỉ quản lý trên sổ sách). Thực tế đó khiến có người đặt ra câu hỏi: Bộ máy của Trung tâm quá cồng kềnh so với yêu cầu, nhiệm vụ? Lý giải vấn đề này, những người có trách nhiệm lại cho rằng, dù đông hay ít học viên nhưng hàng ngày, Trung tâm vẫn duy trì kíp trực với tổng số 16 người, đảm bảo trực 24/24 h, gồm lãnh đạo, cán bộ hành chính, y tế, quản lý.

 

Cũng xin nói thêm, chức năng, nhiệm vụ và tỷ lệ CBVC của Trung tâm CB -GD-LĐXH Lạc Sơn cũng tương tự như Trung tâm CB -GD-LĐXH tỉnh. Từ thực tế trên có nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức bộ máy của các Trung tâm cần được tinh giản phù hợp với tình hình thực tế để vừa phát huy hiệu lực, hiệu quả, vừa tiết kiệm kinh phí cho NSNN. Những kiến nghị đó xin nhường câu trả lời cho cơ quan quản lý và các cấp có thẩm quyền.

 

 

                                                                Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục