(HBĐT) - Kho tư liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam giờ vẫn còn lưu bài hát “Khúc ca Hà Sơn Bình” của cố nhạc sĩ Trần Chung sáng tác vào năm 1976 do ca sĩ Tuyết Thanh trình bày. Nếu ai trưởng thành vào thời nhập tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình hẳn vẫn có thể hát theo giai điệu bài hát này.

 

Chiều nay, nhìn Nhà máy thủy điện Hòa Bình đang “ngự” một góc xa và nhìn dòng sông Đà chầm chậm chảy về xuôi, lời ca năm nào bỗng vang lên nhẹ nhàng: “Đây văn hóa Hòa Bình, quê hương văn hiến ngàn năm /Đâu đây tiếng trống đồng như ngân vang /Cùng về đây ta hát khúc ca Hà Sơn Bình… Qua sông Đáy, sông Đà, ai đưa tre nứa về xuôi /Lúa mới ngát trên đồng, trên nương xa… Tiếng cồng đêm hội, tiếng trống chèo cùng vui thắng lợi, trên vùng đất ấy…”. Sẽ có bao chuyện để nói về một thời “Hà Sơn Bình xa xôi ấy”, nhưng chắc chắn không thể không khơi lên một phần Hòa Bình trong những năm tháng xưa cùng những ký ức không thể nào quên…

 

 

Từ thời Hà Sơn Bình, làm theo lời Bác dạy, trường PT DTNT THPT tỉnh đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Hiện nay, nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đạt nhiều kết quả cao trong phong trào thi đua “Hai tốt”.

 

Gặp tiến sĩ Bùi ỉnh (nguyên ủy viên BTV Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và nguyên Tổng Biên tập Báo Hòa Bình, từng là phóng viên Báo Hà Sơn Bình, nay đã nghỉ hưu), ông trầm tư: “Lịch sử truyền thống thời điểm đó cần tiếp tục được sưu tầm, nghiên cứu và ghi nhận, nhưng khuôn khổ một bài báo, chúng ta cũng chỉ có thể nói một phần thôi đồng nghiệp nhé”. ông đưa ra cuốn: “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình qua các kỳ Đại hội (1945-2005) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành tháng 5/2008, cùng lời chia sẻ: “Qua các tư liệu lịch sử, cùng 4 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh trong thời kỳ chung tỉnh Hà Sơn Bình (1976-1991), chúng ta có thể nhận ra được những đóng góp, cố gắng đáng kể của tỉnh Hòa Bình (cũ) trong bước phát triển chung của tỉnh Hà Sơn Bình trong một giai đoạn khá dài”. Dòng ký ức trong ông bỗng ùa về những hình ảnh, những miền quê, những con người Hòa Bình năm đó, chung sức xây dựng quê hương Hà Sơn Bình thêm giàu đẹp, phát triển.

 

Thời điểm đầu hợp nhất, tỉnh Hà Sơn Bình có khoảng 1.972.000 người với 21 huyện, 3 thị xã (519 xã, thị trấn). Trong phát triển KT -XH, giữ vững AN -QP, các vùng quê thuộc tỉnh Hòa Bình phát huy đức tính cần cù, chịu khó, biết vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị đã biết khơi lên sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tạo nên những giá trị mới trong phát triển, góp phần để Hà Sơn Bình có thêm những điển hình tiên tiến ở nhiều lĩnh vực. Thời Hà Sơn Bình, 4 mường Bi, Vang, Thàng, Động tiếp tục là các vựa lúa lớn của tỉnh. Trên mặt trận sản xuất nông lâm. Làm sao có thể quên hình ảnh, các kỹ sư nông nghiệp người dân tộc Mường trên quê hương Mường Vang cùng bà con nông dân làm nên những vụ đông bội thu ở Tân Lập (Lạc Sơn). Tinh thần ham học hỏi, luôn vươn lên trong xóa đói - giảm nghèo đã tạo động lực để bà con có thêm vụ thứ 3 (ngô đông). Điều mừng là “phong trào vụ đông” ở Tân Lập đã khích lệ, động viên để bà con nhiều nơi trong huyện, trong xã vươn lên trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển cây hàng hóa như cây đậu tương Đa Phúc (Lạc Sơn), Đình Anh (Lạc Thịnh - Yên Thủy), cây mía tím ở huyện Kỳ Sơn, bản Dao Hạ Sơn (Tú Sơn - Kim Bôi), xóm Rãnh (Toàn Sơn - Đà Bắc) … Nhiều điển hình về thâm canh tăng năng suất lúa ở các xóm, bản của Hòa Bình được nhiều nơi tìm đến học tập kinh nghiệm như ở Chiềng Sại (Mai Châu), xóm Bắp - Vốc, Xuất Hóa (Lạc Sơn), HTX Liên Sơn (Lương Sơn). Nhiều cánh rừng mới được phát triển. Nhiều địa phương, trường học tạo được tiếng vang trong toàn quốc.

 

 

Cán bộ, nhân dân huyện Đà Bắc tiến hành công tác giải phóng lòng hồ sông Đà phục vụ xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: T.L

 

Thời điểm này, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lao động, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đã hoàn thành phổ cập cấp II trong độ tuổi. Huyện Yên Thủy là 1 trong 3 huyện của tỉnh Hà Sơn Bình được công nhận phổ cập cấp I cho toàn dân. Trường PTDTNT THPT tỉnh, tiền thân là trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình từ thời Hà Sơn Bình đã có được những thành tích rất đáng tự hào. Năm 1985, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với quan tâm của tỉnh, ngành, sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, học sinh, trường đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Mô hình trường một thời là điển hình để các tỉnh trong toàn quốc học tập. Hiện nay, dù trường không còn dáng dấp, cách thức hoạt động cũ nhưng cách làm mới, hiệu quả của trường đã, đang tiếp tục khẳng định là “địa chỉ đỏ” của tỉnh và toàn quốc. Trường đang có cơ hội lần thứ 2 được phong tặng đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

 

Phòng giáo dục thị xã Hòa Bình, chuyên Nga (trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ), có tiếng trong toàn tỉnh. Có một điều không thể phủ nhận là thời Hà Sơn Bình, bản sắc văn hóa dân tộc, các hoạt động văn nghệ, thể thao của vùng Hòa Bình đã làm đẹp, rạng ngời hơn đời sống văn hóa tinh thần tỉnh nhà. Cồng chiêng “sắc bùa” là một nét độc đáo. Xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) và các xã Tuân Lộ, Địch Giáo (Tân Lạc) là “điểm sáng” của phong trào bơi lội tỉnh nhà. Sau hợp nhất tỉnh và khi công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công, chính bản Lác, bản Văn (Mai Châu) đã trở thành điểm du lịch văn hóa dân dã, đậm chất văn hóa Thái, tạo được sự thích thú cho các du khách đầu tiên là các chuyên gia Liên Xô, du khách Pháp… Cùng với kiến trúc nhà sàn, ao nuôi cá dưới chân cầu thang, cùng những làn điệu dân ca, dân vũ, trang phục và tâm hồn hiền hậu, hiếu khách của đồng bào dân tộc Thái đã chinh phục khách du lịch trong nước và quốc tế đến tận bây giờ. Cách làm đó và “Homestay” hôm nay là sự tiếp nối đặc biệt…

 

15 năm chung tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Sơn Bình đã tạo một sức mạnh tổng hợp quan trọng nữa đó là đã động viên, lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh dốc sức phục vụ công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà; tất cả cho công trình thi công đúng tiến độ, cho dòng điện Hòa Bình tỏa sáng nhanh tới mọi miền Tổ quốc. Không chỉ đóng góp sức người, sức của, người dân thị xã Hòa Bình, các huyện: Kỳ Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc nói riêng, người dân Hòa Bình nói chung đã hy sinh nhà cửa, đất đai, mồ mả ông cha… cho công trình (mặt bằng công trình, chuyển dân vùng lòng hồ sông Đà). Theo số liệu thống kê năm 1976, công tác chuyển dân, giải phóng mặt bằng công trường và lòng hồ sông Đà là 3.526 hộ, trong đó có 540 hộ tại mặt bằng và 2.896 hộ ở vùng ngập lòng hồ. Qua 3 lần điều tra phát sinh ở lòng hồ sông Đà, tổng số hộ phải di chuyển là 4.596 hộ, trong đó vùng ngập lòng hồ sông Đà là 4.020 hộ; riêng huyện Đà Bắc là 2.930 hộ với 18.400 nhân khẩu. Trong quá trình giải phóng mặt bằng và lòng hồ sông Đà, một khối lượng lớn tài sản, nhà cửa, công trình của nhân dân, của tập thể, của Nhà nước phải bỏ lại là 519.661 m2 (nhà ở, chuồng trại, trường học, trạm xá, nhà kho, chuồng trại HTX); cùng 234 km đường giao thông, 18 công trình hồ đập, trạm bơm…

 

 “15 năm ấy biết bao nhiêu tình” - dù thời gian trôi qua và không ai có thể sống mãi với những năm tháng ấy, nhưng lịch sử và dòng ký ức của những người trong cuộc về “thời Hà Sơn Bình” luôn sáng mãi. Khi mà phần Hòa Bình (cũ) đã góp sức để có một Hà Sơn Bình vững mạnh một thời và bản thân Hòa Bình cũ đã thể hiện được tinh thần cách mạng, vươn lên trong phát triển KT -XH, giữa vững AN -QP. Đó là tiền đề để khi tái lập tỉnh năm 1991, Hòa Bình chuyển mình nhanh trong chặng đường cách mạng mới.

 

 

                                                                  Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Hiệu quả bước đầu của Văn phòng đăng ký đất đai một cấp

(HBĐT) - Văn phòng đăng ký đất đai (Sở TN &MT) được thành lập theo Quyết định số 1468/ QĐ-UBND ngày 11/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh, chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/2016, đến nay bước đầu ổn định cơ cấu tổ chức, vận hành quy củ, thực hiện có chất lượng các nội dung công việc trong lĩnh vực cập nhật, chỉnh lý hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất...

Chi trả trên 294 triệu đồng cho khách hàng vay vốn và mua bảo hiểm phương tiện tại Agribank Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 9/11, Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) phối hợp với Agribank Hoà Bình tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Agribank Tân Lạc và khách hàng tham gia bảo hiểm phương tiện tại ABIC Hà Nội thông qua Chi nhánh ABIC tại Hoà Bình.

Vụ quán Xin Chào: Cách chức các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Văn Quý

Chiều 9-11, thừa ủy quyền của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Văn Nam, thay mặt Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã thông tin đến các cơ quan báo chí về kết quả xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Quý, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Công an huyện Bình Chánh

Cuộc sống mới trên bản Mông

(HBĐT) - Sau 5 năm trở lại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở đây. Từ một xóm tạm chủ yếu là những người ở Pà Cò đến làm kinh tế. Họ dựng nhà trông coi ngô theo mùa vụ, khi hết vụ ngô họ không ở nữa. Thấy điều kiện thuận tiện, một vài hộ mới lập gia đình về đây làm nhà ở hẳn để làm ăn kinh tế.

Tăng cường quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 22 cơ sở thờ tự, gồm có 12 chùa, 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ với trên 48.000 tín đồ tôn giáo, chiếm gần 6% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hiện tượng diễn biến phức tạp, đáng lo ngại như một số chức sắc, chức việc và tín đồ muốn thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền; lợi dụng hoạt động nhân đạo, từ thiện để truyền đạo trái phép. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 245/QĐ-TU về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục