(HBĐT) - An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là vấn đề liên quan đến hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp, quan trọng hơn là liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động (NLĐ). Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, huấn luyện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ… nhưng tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó đòi hỏi có các giải pháp kịp thời, hữu hiệu để bảo vệ vốn quý nhất của con người là sức khỏe, tính mạng.
Cụ thể hóa Chỉ thị số 29, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư T.ư Đảng về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, những năm qua, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị, quyết định lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân triển khai thực hiện việc đảm bảo ATVSLĐ - PCCN.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền và đào tạo, huấn huyện về ATVSLĐ được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, người sử dụng lao động và NLĐ về công tác ATVSLĐ - PCCN. Hàng năm, LĐLĐ tỉnh đã triển khai, phát động CNVC-NLĐ hưởng ứng thi sáng tạo kỹ thuật và có nhiều sáng kiến đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Công tác khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ được tăng cường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ được duy trì thường xuyên, nghiêm túc. Trong 3 năm (2014 - 2016), toàn tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ tại 859 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; kiểm tra 1.557 lượt cơ sở về công tác PCCC. Qua đó đã phát hiện, nhắc nhở 322 doanh nghiệp, cơ sở SX-KD chưa làm tốt công tác ATVSLĐ và y tế; kiến nghị các đơn vị, cơ sở khắc phục 4.672 thiếu sót không đảm bảo an toàn về PCCC, phòng nổ. Xử phạt vi phạm hành chính gần 750 triệu đồng, chủ yếu các vi phạm trong lĩnh vực môi trường và PCCC…
Tuy nhiên, 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ TNLĐ nghiêm trọng có báo cáo. Cụ thể, năm 2014 xảy ra 4 vụ; năm 2015 xảy ra 9 vụ; năm 2016 xảy ra 9 vụ. Hậu quả làm 19 người chết, 22 người bị thương (năm 2014 có 4 người chết; năm 2015 có 7 người chết và năm 2016 có 8 người chết). Bên cạnh đó, 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 54 vụ cháy gồm: 33 vụ cháy nhà và tài sản, 7 vụ cháy rừng, thiệt hại về tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng và 8,905 ha rừng. Nghiêm trọng hơn là các vụ cháy đã làm 4 người chết, 29 người bị thương.
Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, các cấp, ngành đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác ATVSLĐ - PCCN theo phân cấp quản lý. Tuy nhiên, một số ngành, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ nên chưa lãnh đạo, chỉ đạo triệt để, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đặc biệt, ở cấp huyện, cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp từ cấp xã, cấp huyện chưa hiệu quả. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về công tác ATVSLĐ - PCCN của các ngành còn chồng chéo, thay đổi và bổ sung liên tục. Sự phối hợp giữa các ngành trong công tác chỉ đạo còn hạn chế nên tính hiệu quả chưa cao. Các cấp, ngành chưa kiên quyết chỉ đạo xử lý triệt để các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ - PCCN.
Mặt khác, công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện mặc dù đã được tăng cường nhưng còn hạn chế về chất lượng và chưa được duy trì thường xuyên, chưa tập trung quan tâm tuyên truyền cho NLĐ làm việc trong sản xuất nông nghiệp và làm việc không theo hợp đồng lao động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không tập trung; trình độ chuyên môn của NLĐ và người sử dụng lao động còn hạn chế, tác phong làm việc còn ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, tập quán địa phương nên việc thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ đến các doanh nghiệp và NLĐ gặp không ít khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp không công khai các yếu tố nguy hiểm, có hại theo quy định nên NLĐ không cập nhật và nắm được quy định về ATVSLĐ. Kinh phí cho công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện còn eo hẹp.
Bên cạnh đó, trong công tác thanh tra, kiểm tra chế tài xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không hợp tác, không thiện chí khắc phục tồn tại, thiếu sót mà đoàn kiểm tra đưa ra, nếu có làm chỉ mang tính đối phó hoặc không chấp hành các quyết định xử phạt của các cơ quan QLNN khi vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ hoặc tái phạm về ATVSLĐ.
Đáng chú ý hơn là nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, chưa chú trọng đến SX-KD. Vì vậy, việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác ATVSLĐ-PCCN chưa tốt, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và khai thác khoáng sản. Trình độ chuyên môn, ý thức, tác phong công nghiệp và việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ của NLĐ còn hạn chế, không ít người chủ quan, làm bừa, làm ẩu vi phạm quy trình, quy định an toàn gây tai nạn lao động… Khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, chắc chắn, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh sẽ được cải thiện. Qua đó, tạo tâm lý ổn định và tạo mối quan hệ gắn kết giữa NLĐ và doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Đ.P
(HBĐT) - Hòa chung không khí đón xuân, có dịp trò chuyện cùng anh Ogawa Akihiro - doanh nhân Nhật Bản hiện là Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại Hòa Bình, thật bất ngờ với những xúc cảm sâu sắc về Tết cổ truyền Việt Nam cũng như cách mà doanh nhân Nhật Bản này đã và đang từng ngày, từng giờ vì sự phát triển của Công ty.
(HBĐT) - Gia Lai được mệnh danh là vùng “đất góp” với rất nhiều dân tộc, đến từ nhiều vùng đất khác nhau quần tụ về đây sinh sống. ở bất cứ huyện, xã nào đều có thể bắt gặp hàng chục giọng nói đặc trưng của từng vùng, miền khác nhau với đủ Bắc-Trung-Nam. Vậy nhưng, khi đề cập tìm nơi có người gốc Hòa Bình sinh sống, chúng tôi đều nhận được cái lắc đầu “bó tay” của nhiều vị lãnh đạo địa phương. May thay, từ những người bạn từng gặp gỡ trong các lần về Chư Prông tác nghiệp, tôi tìm được đúng nơi mình muốn đến. “Chỉ có Ia Lâu và một phần xã Ia Mơr, Ia Piơr, chúng tôi mới có người Hòa Bình sinh sống thôi. Chính họ là những cư dân nhập cư đầu tiên đến làm ăn, sinh sống trên mảnh đất này” - Bí thư Đảng ủy xã Ia Lâu Nông Văn Hoàng vui vẻ tiết lộ.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh về chăm lo tết cho công nhân lao động, ngày 21/1/2017 Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thủy đã phối hợp với TTPT Cụm Công Nghiệp và Hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ huyện tổ chức Tết Sum Vầy cho 80 CNLĐ trong huyện.
(HBĐT) - 20 ngày nữa là khắp các bản, làng trong tỉnh đón Tết cổ truyền, thời điểm này, những bó lá dong rừng đang được bà con ở xóm Cạn 1 và Cạn 2, xã Xuân Phong (Cao Phong) tập kết về “bảo quản” tại suối Cái. Một công việc thời vụ với bao niềm vui, cả những nỗi vất vả đã góp phần tạo nên một nét chấm phá thú vị trong bức tranh rộn ràng của ngày Tết.
HBĐT) - Mỗi độ xuân về, khi hoa đào, hoa mơ nở rộ cũng là lúc người Dao Tiền xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) tạm gác công việc hàng ngày để chuẩn bị vui Tết, đón xuân. Năm nay, người dân xóm Phủ đón Tết cổ truyền sớm và to hơn mọi năm, từ người già đến trẻ nhỏ đều chuẩn bị cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để đi chơi Tết.