Nhóm lớp Sen Vàng có cô giáo cầm dép đánh vào đầu, dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng trẻ đã bị tạm dừng hoạt động...
Một đoạn clip vừa đăng trên mạng xã hội, ghi lại cảnh cô giáo dùng dép tổ ong tát vào mặt và thúc đầu gối vào bụng trẻ mầm non ngay tại lớp khiến nhiều người bức xúc. Sự việc được xác định là xảy ra tại nhóm lớp Sen Vàng (phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV.VN về vụ việc trên, sáng 6/2, bà Trần Lưu Hoa, Trưởng phòng giáo dục quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, UBND phường Minh Khai và phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng đã phối với cơ quan công an tạm dừng hoạt động nhóm lớp Sen Vàng để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Khi có kết quả của cơ quan công an, căn cứ vào mức độ vi phạm, đơn vị chức năng có thẩm quyền cũng như ngành Giáo dục sẽ xử lý nhóm lớp Sen Vàng và các cá nhân liên quan theo đúng chức năng, quy định hiện hành.
|
Cô giáo dùng dép tổ ong đánh trẻ ở nhóm lớp Sen Vàng (ảnh từ clip) |
Cũng trong sáng 6/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã ký công văn gửi Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu một số nội dung liên quan tới quản lý cơ sở giáo dục mầm non Sen Vàng.
Qua clip cho thấy, các cô giáo đã quát mắng, đánh đập và ngược đãi một số trẻ tại nhóm trẻ. Theo Thứ trưởng Nghĩa, đây là hành vi phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc dư luận xã hội và gây hoang mang, lo lắng cho các bậc cha mẹ.
Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra làm rõ vụ việc, phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định; Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm về công tác quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, đặc biệt là việc quản lý, cấp phép hoạt động các nhóm lớp độc lập tư thục, báo cáo kết quả về Bộ GD-ĐT trước ngày 10/2.
Tại cuộc họp giao ban với các Sở ngành sáng 6/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT báo cáo về sự việc "Cô giáo mầm non ở Hà Nội dùng dép đánh vào đầu học sinh" mới xảy ra ở nhóm lớp Sen Vàng.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu Sở GD-ĐT xem xét xử lý nghiêm 2 cô giáo trường mầm non Sen Vàng đánh học sinh.
Trước đó, đoạn video clip dài hơn 2 phút, mở đầu bằng bối cảnh có một bé trai đi vệ sinh ra ngay cửa lớp học khiến nước tiểu chảy ra sàn. Thấy vậy, một giáo viên đã cầm dép đập thẳng tay vào đầu học sinh này và nói: “Mày có biết cái gì không?”. Ngay sau đó, cháu bé này đã ôm đầu bật khóc. Chưa hết, cô giáo này vẫn tiếp tục đánh thêm một lần nữa vào đầu em học sinh này mặc cho em la khóc.
Ở cảnh khác, một bé trai khác đại tiện ra quần bị một cô giáo dùng gậy đánh vào đầu cùng lời đe dọa: “Ngậm mồm”. Sau khi kéo cháu bé vào nhà vệ sinh cô giáo vẫn tiếp tục dọa: “Có thích ỉa ra quần không?”.
Cuối clip, hình ảnh một cô giáo hai tay đút túi quần thể thao, dùng gầu gối thúc nhiều lần vào bụng một bé đang khóc và yêu cầu ngồi vào bàn ăn. Sau đó, cô giáo này dùng tay kéo mạnh tai khiến cháu bé khóc thét vì đau và sợ hãi.
Đoạn video clip khi được đưa lên mạng xã hội đã khiến người dân và phụ huynh cảm thấy rất phẫn nộ vì những hành động trên của những cô giáo nhóm lớp Sen Vàng đối với các cháu nhỏ./.
Theo VOV.VN
(HBĐT) - Từ những lũa gỗ, phiến đá vô tri, dưới bàn tay chế tác tài hoa của người thợ đá, gỗ bỗng nên hình hài, trở thành những kiệt tác độc đáo và sống động. Chúng tôi đến thăm “làng nghề gỗ lũa, đá cảnh” xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn, làng nghề duy nhất của huyện Lương Sơn đến thời điểm này được công nhận làng nghề, xem cách bà con làm nghề và nghe họ kể câu chuyện khởi nghề chừng hơn 20 năm trước.
Từ tháng 2-2017, nhiều chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như Miễn thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng với hàng tạm nhập bán tại cửa hàng miễn thuế; Miễn lệ phí cấp căn cước công dân lần đầu cho người đủ 14 tuổi; Vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định, phạt đến 1 triệu đồng; Thi thăng hạng viên chức y tế 2017 chưa cần có chứng chỉ bồi dưỡng… sẽ chính thức có hiệu lực.
(HBĐT) - “Anh đến Kỳ Sơn sớm xuân này/ Sương giăng quanh núi, mưa nhẹ bay / Dòng người nô nức đi trẩy hội / Nghe tiếng cồng chiêng vui ngất ngây”… Những câu thơ mở đầu bài thơ “Xuân hội Kỳ Sơn” của tác giả Phạm Mạnh Hùng như lời mời gọi đưa chúng tôi hoà vào dòng người về với hội xuân Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Hòa chung không khí đón xuân, có dịp trò chuyện cùng anh Ogawa Akihiro - doanh nhân Nhật Bản hiện là Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại Hòa Bình, thật bất ngờ với những xúc cảm sâu sắc về Tết cổ truyền Việt Nam cũng như cách mà doanh nhân Nhật Bản này đã và đang từng ngày, từng giờ vì sự phát triển của Công ty.
(HBĐT) - Gia Lai được mệnh danh là vùng “đất góp” với rất nhiều dân tộc, đến từ nhiều vùng đất khác nhau quần tụ về đây sinh sống. ở bất cứ huyện, xã nào đều có thể bắt gặp hàng chục giọng nói đặc trưng của từng vùng, miền khác nhau với đủ Bắc-Trung-Nam. Vậy nhưng, khi đề cập tìm nơi có người gốc Hòa Bình sinh sống, chúng tôi đều nhận được cái lắc đầu “bó tay” của nhiều vị lãnh đạo địa phương. May thay, từ những người bạn từng gặp gỡ trong các lần về Chư Prông tác nghiệp, tôi tìm được đúng nơi mình muốn đến. “Chỉ có Ia Lâu và một phần xã Ia Mơr, Ia Piơr, chúng tôi mới có người Hòa Bình sinh sống thôi. Chính họ là những cư dân nhập cư đầu tiên đến làm ăn, sinh sống trên mảnh đất này” - Bí thư Đảng ủy xã Ia Lâu Nông Văn Hoàng vui vẻ tiết lộ.