(HBĐT) - Là xóm cách xa trung tâm xã nhất, đường sá đi lại thuộc diện khó khăn bậc nhất. Chính điều đó đã làm cho đời sống của người dân ở xóm Mực, xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã từng có một thời kỳ dài không đường, không điện. Hàng chục hộ dân trong xóm gần như bị biệt lập với cuộc sống tự cấp. Thế nhưng giờ đây, những khó khăn đó đã từng bước lùi xa, nhất là khi được Nhà nước đầu tư làm đường. Có đường, có điện, đời sống người dân đã từng bước chuyển mình.
Cho đến nay, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng người dân xóm Mực đã vươn lên trở thành một trong những xóm có mức thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người/năm. Để có được kết quả này, người dân nơi đây đã biến những khó khăn về điều kiện tự nhiên không thuận lợi như địa hình đồi núi cao, dốc, suối sâu... thành lợi một thế để tập trung đầu tư phát triển sản xuất. Đặc biệt là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, qua đó từng bước nâng cao đời sống của người dân. Hiện nay, xóm có 46 hộ với 199 nhân khẩu. Trước đây, người dân còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là vẫn nặng tư duy canh tác cũ, lạc hậu. Trước thực trạng đó, ngoài tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước từ các chương trình, dự án về nuôi dê, bò và cá lồng…, tới nay, trong xóm đã có nhiều hộ phát triển chăn nuôi khá. Điển hình như hộ anh Đinh Văn Lý đầu tư chăn nuôi lợn bản địa, lúc nào trong chuồng cũng có hàng chục con lợn, hàng trăm con gà. Năm 2015, gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi 50 con chim bồ câu, tới nay đã có gần 100 con, hàng năm cho thu nhập trên 50 triệu đồng.
Nông dân xóm Mực, xã Tiền Phong (Đà Bắc) tranh thủ thời tiết thuận lợi tập trung cấy lúa vụ chiêm xuân.
Anh Xa Văn Dung, Trưởng xóm Mực cho biết: Hàng năm, chi bộ, ban quản lý xóm đã chủ động họp dân, bàn các giải pháp, tìm hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống người dân. Sau nhiều lần họp xóm, lấy ý kiến nhân dân về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có. Trên tinh thần dân chủ, bàn bạc, chi bộ, ban quản lý và người dân đã thống nhất đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi đưa con giống mới vào chăn nuôi, có hộ đã có vài chục con dê kết hợp nuôi cá lồng với nhiều giống cá đặc sản như cá lóc và một số cá có hiệu quả kinh tế cao.
Để các mô hình chuyển đổi đạt hiệu quả cao nhất, chi bộ xóm đã vận động các gia đình đảng viên tiên phong thực hiện để người dân thấy rõ hiệu quả làm theo. Chính từ cách làm đó, ban đầu việc chuyển đổi được thực hiện ở một số hộ gia đình đảng viên trong xóm, sau đó được nhân rộng ra toàn xóm. Cho đến nay, 100% hộ trong xóm đã chuyển đổi các loại giống, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn. Nhờ vậy, đời sống người dân đã có sự đổi thay đáng kể. Đến nay, toàn xóm có 90% hộ dân có đài, tivi; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường, 80% hộ có xe máy, nhiều hộ từng bước tự lực vươn lên thoát nghèo.
Cuộc sống của người dân ở xóm Mực dù còn nhiều khó khăn nhưng đã có những điểm sáng trong phát triển kinh tế gia đình. Sự chuyển mình đó đã và đang khẳng định sự cố gắng, nỗ lực của người dân để vượt qua những khó khăn, thách thức, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới ở một vùng đất xưa nay vẫn được xem là khó khăn bậc nhất của huyện.
Mạnh Cường (Đài Đà Bắc)
Nhóm lớp Sen Vàng có cô giáo cầm dép đánh vào đầu, dùng đầu gối thúc nhiều lần vào bụng trẻ đã bị tạm dừng hoạt động...
(HBĐT) - Đối với ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, theo quan niệm, người dân Việt Nam luôn xem là ngày Thần Tài. Do đó, trong ngày này, người dân thường quen với việc xuất tiền mua vàng để cầu may mắn đầu xuân, mong một năm phát tài, đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh. Và với ngày Thần Tài năm nay, người dân thành phố Hoà Bình cũng như thường lệ đổ xô đi mua vàng từ sáng sớm.
(HBĐT) - Ngày 5/2, Văn phòng Tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại tỉnh Hòa Bình tổ chức tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai định hướng kinh doanh năm 2017.
(HBĐT) - An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là vấn đề liên quan đến hiệu quả SX-KD của doanh nghiệp, quan trọng hơn là liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động (NLĐ). Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, huấn luyện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ… nhưng tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó đòi hỏi có các giải pháp kịp thời, hữu hiệu để bảo vệ vốn quý nhất của con người là sức khỏe, tính mạng.
(HBĐT) - Tại xã Ngọc Sơn - huyện Lạc Sơn, Công an tỉnh phối hợp cùng Báo CAND, Ngân hàng NN &PTNT Việt Nam và một số nhà hảo tâm đã trao hơn 20 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng và một số hiện vật khác cho các hộ nghèo, người già neo đơn, hộ gia đình chính sách khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học 4 xã (Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu, Định Cư). Đây là các xã thuộc vùng 135, đường đi hiểm trở, trên 90% là đồng bào dân tộc Mường. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%.
(HBĐT) - Từ những lũa gỗ, phiến đá vô tri, dưới bàn tay chế tác tài hoa của người thợ đá, gỗ bỗng nên hình hài, trở thành những kiệt tác độc đáo và sống động. Chúng tôi đến thăm “làng nghề gỗ lũa, đá cảnh” xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn, làng nghề duy nhất của huyện Lương Sơn đến thời điểm này được công nhận làng nghề, xem cách bà con làm nghề và nghe họ kể câu chuyện khởi nghề chừng hơn 20 năm trước.