(HBDT) - Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh khẳng định: BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. BHYT mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện sự tương thân, tương ái, chia sẻ rủi ro giữa những người khỏe với người ốm đau, giữa những người đang trong độ tuổi lao động với người già và trẻ em. BHYT là loại hình dịch vụ công hoạt động phi lợi nhuận, lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. Sau thời gian thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều, đến nay, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân. Quỹ BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của các cơ sở y tế.
Cán bộ Bệnh viện Đa khoa
huyện Tân Lạc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám, chữa bệnh BHYT.
Những điểm mới trong chính sách BHYT
Năm 2016, chính sách BHYT thay đổi với 2 nội dung
chính tác động đến quyền lợi của người tham gia BHYT gồm: Thông tuyến khám,
chữa bệnh BHYT và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tăng. Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2016,
người tham gia BHYT đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa hoặc
bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế, phòng
khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện có mức hưởng như khám, chữa bệnh đúng
tuyến. Như vậy, việc thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT sẽ góp phần giảm thủ tục
hành chính cho đối tượng tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh. Đối với tăng giá
dịch vụ khám, chữa bệnh, ngày 29/10/2015, liên Bộ Y tế, Tài chính đã ban hành
Thông tư số 37 về quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các
bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, có hiệu lực từ ngày 1/3/2016. Thông tư số
37 gồm giá của 1.887 dịch vụ y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế ban hành 7.148 dịch vụ kỹ
thuật tương đương, như vậy tổng số có 9.035 dịch vụ kỹ thuật. Giá dịch vụ y tế
theo Thông tư số 37 sẽ bao gồm các chi phí: Chi phí trực tiếp như thuốc, hóa
chất, vật tư y tế, điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, môi trường, duy tu,
bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ. Chi phụ cấp thường trực, phụ
cấp phẫu thuật, thủ thuật theo quy định. Chi phí tiền lương theo ngạch bậc,
chức vụ, các khoản phụ cấp, đóng góp theo chế độ của Nhà nước quy định đối với
sự nghiệp công lập. Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế được thực hiện theo lộ
trình.
Giải pháp thực hiện tốt chính sách BHYT
Theo thống kê của BHXH tỉnh, tính đến ngày 30/6/2017,
số người tham gia BHYT toàn tỉnh là 780.713 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 93,1%
dân số. Việc thực hiện chính sách BHYT mới hiện nay gặp một số khó khăn như: Để
thực hiện thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT, giai đoạn này hệ thống CNTT của
ngành Y tế và BHXH chưa hoàn thiện nên chưa có công cụ kiểm soát bệnh nhân đi
khám, chữa bệnh nhiều lần trong ngày tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh
ảnh hưởng đến quỹ BHYT. Tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư
số 37 đối với người tham gia BHYT theo lộ trình, mức giá tăng khoảng 30% từ
ngày 1/3/ 2016, tăng khoảng 50% kể từ ngày 1/7/2016 nên có tác động rất lớn đến
cân đối quỹ BHYT tại tỉnh. Đối tượng tham gia BHYT bị tác động lớn nhất là đối
tượng phải cùng chi trả 20% như: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp,
người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cán bộ,
công chức, viên chức, người tham gia BHYT theo hộ gia đình…
Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, để thực hiện tốt chính
sách BHYT trong giai đoạn hiện nay cần tập trung thực hiện một số giải pháp như:
Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tổ
chức thực hiện BHYT của các nhóm đối tượng có chính sách hỗ trợ và mua thẻ BHYT
cho những nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm bảo. Nhưng cũng có thêm
những chính sách mới hỗ trợ cho nhóm đối tượng BHYT hộ gia đình tham gia ở các
khu vực khác nhau như đối với khu vực thành thị và nông thôn để người dân tham
gia được tốt hơn. Bên cạnh đó tổ chức tốt công tác tuyên truyền tạo sự chuyển
biến trong nhận thức đối với các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của
chính sách BHYT. Công tác tuyên truyền cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị. Trong đó không chỉ tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua BHYT mà
tuyên truyền cho cả những người thực hiện việc khám, chữa bệnh, chi trả bằng
thẻ BHYT nhằm tránh sự lạm dụng quỹ, gây khó khăn, sách nhiễu người bệnh. Cùng
với đó tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh, giải quyết quyền lợi cho người
bệnh có thẻ BHYT, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc, vật tư y
tế sử dụng cho người bệnh BHYT. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính
tại cơ sở khám, chữa bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT đến
khám, chữa bệnh.
H.L
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) khi việc tu sửa nghĩa trang đã cơ bản hoàn tất. Đồng chí Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: Nghĩa trang liệt sĩ xã Hợp Thịnh hiện có 28 mộ. Vừa qua, huyện đã đầu tư kinh phí gần 500 triệu đồng để tu sửa nghĩa trang. Công tác xây dựng, tu sửa đã xong; các hội đoàn thể đã tổ chức quét dọn, trồng thêm hoa và cây xanh, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Mọi công việc chuẩn bị cho đêm "Thắp nến tri ân” vào tối ngày 26/7 đã hoàn tất.
(HBĐT) - Chúng tôi được đồng chí Bùi Thị Thu Hoài, cán bộ LĐ-TB&XH xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) đưa đến thăm nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của xã mới được sửa chữa khang trang.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 1.091 đối tượng hưởng chính sách người có công. Trong đó có 1 mẹ Việt Nam anh hùng, 144 thương binh mất từ 21 - 81% sức khỏe, 5 thương bệnh binh B, 6 quân nhân xuất ngũ, 146 bệnh binh mất từ 21 đến trên 81% sức khỏe, 201 đối tượng tuất thương bệnh binh hoạt động cách mạng, 583 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 5 đối tượng bị địch bắt tù đày.
(HBĐT) - Với đạo lý "Uống nước, nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ người trồng cây”, trong nhiều năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Thủy luôn quan tâm chăm lo các gia đình người có công với cách mạng. Đặc biệt, huyện Lạc Thủy đã phấn đấu hoàn thành xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn huyện. 100% hộ có mức sống bằng và trên mức trung bình của huyện.
(HBĐT) - Chiến tranh đã qua nhưng nỗi đau để lại khó bù đắp hết. Những người may mắn trở về, phần lớn đã và đang nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đền đáp công ơn người có công, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu luôn quan tâm, chăm lo để họ ổn định cuộc sống. Đến thăm ông Hà Văn Còi, thương binh hạng 4/4 trong căn nhà mới được xây dựng, chúng tôi thấy được niềm vui có được căn nhà kiên cố của ông.
(HBĐT) - Một chiều hè, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Sưng ở thôn Công, thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc. Bên cạnh căn nhà gỗ lợp proximăng đã cũ là căn nhà đang được xây dựng trên diện tích gần 60 m2.