(HBĐT) - Kê khai, công khai tài sản của cán bộ, công chức được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa tham nhũng. Vì lẽ đó, 3 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã quán triệt, triển khai việc kê khai tài sản hết sức nghiêm túc. Thế nhưng quá trình thực hiện cho thấy vẫn còn nặng về hình thức.


Công tác ở một cơ quan khối Đảng tỉnh nên hàng năm, chị N. và các đồng nghiệp luôn thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản thu nhập. Tuy nhiên quá trình kê khai chỉ thống kê cụ thể mức thu nhập trong năm, một vài thứ tài sản bề nổi mà mọi người đã biết như nhà ở hiện tại, phương tiện đi lại. Còn "của chìm” như: Quyền sử dụng đất; kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên… theo mẫu thường bị lơ đi. Thực tế, không chỉ chị N. mà nhiều cán bộ, công chức khác cũng kê khai tài sản thu nhập hàng năm theo kiểu như vậy. Bởi, trong thâm tâm họ nghĩ rằng: Nếu chỉ là công chức, viên chức bình thường, mức thu nhập vài triệu đồng /tháng thì không nhất thiết phải kê khai quá đầy đủ, chi tiết. Và nếu có kê khai cũng chẳng ai kiểm soát bởi pháp luật hiện nay chưa quy định việc phải công khai rộng rãi thông tin về tài sản và thu nhập.

Rõ ràng, có tình trạng "làm cho xong” thủ tục kê khai tài sản thu nhập hàng năm, thế nhưng nhìn vào kết quả thống kê cụ thể (tại Báo cáo số 244, ngày 24/5/ 2017 của BTV Tỉnh ủy): Năm 2016, có 8.539/8.540 (CB,CC, VC) thực hiện việc kê khai tài sản, duy nhất có 1 người chậm thực hiện việc kê khai với lý do ốm dài ngày. Phần kết quả xác minh tài sản thu nhập tại báo cáo này ghi rõ: Số người được xác minh tài sản thu nhập: 0; số người được yêu cầu giải trình rõ việc kê khai tài sản thu nhập: 0; số người đã có kết luận về minh bạch tài sản, thu nhập: 0; số người đã có kết luận về kê khai, thu nhập không trung thực: 0… và một loạt chữ "không” khác như: không có người bị xử lý kỷ luật do chậm tổ chức việc kê khai hoặc chậm tổng hợp, báo cáo việc minh bạch tài sản thu nhập; không có ai bị xử lý kỷ luật do chậm kê khai hoặc kê khai tài sản không trung thực; không có người nào bị xử lý trách nhiệm trong việc xác minh tài sản, thu nhập không trung thực…

Còn một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện việc kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này theo phân tích, đánh giá của BTV Tỉnh ủy (tại Báo cáo số 244, ngày 24/5/2017) là: Công tác quán triệt Chỉ thị số số 33, ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 22, ngày 7/3/2014 của BTV Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kê khai và kiểm soát kê khai tài sản”, tại một số cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc triển khai qua các cuộc họp hoặc in, sao Chỉ thị đến các đơn vị cấp dưới. Trách nhiệm của một bộ phận cán bộ (người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị) chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kê khai, công khai bản kê khai, xác minh, kết luận và xử lý vi phạm về minh bạch tài sản thu nhập. Công tác kiểm tra, kiểm soát, kết luận, xử lý vi phạm chưa triệt để. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về việc kê khai tài sản thu nhập còn chung chung…

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc minh bạch tài sản thu nhập, BTV Tỉnh ủy đã có ý kiến đề xuất với Trung ương: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 33, ngày 3/1/2014 của Bộ Chính trị; nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản thu nhập, quy định về giải trình tài sản đối với người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản lần đầu (tránh tạo lỗ hổng trong công tác minh bạch tài sản của cá nhân). Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập cho sát với thực tế (bởi nếu đối tượng quá rộng sẽ khó quản lý, kiểm soát và khai thác các dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ cho công tác phòng - chống tham nhũng). Đề nghị xây dựng dữ liệu về minh bạch tài sản thu nhập nhằm giải quyết các vấn đề như: Hướng dẫn kê khai; quản lý tuân thủ kê khai; kiểm tra, xác minh nội dung; quản lý truy cập thông tin kê khai; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo kê khai… để việc kê khai, công khai tài sản của CB, CC không chỉ là hình thức mà thực sự là một trong những biện pháp quan trọng trong phòng-chống tham nhũng.

                                                                                                        Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục