Sáng 26-9, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương và Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức phiên họp tại TP Pleiku (Gia Lai) để lấy phiếu thăm dò xử lý kỷ luật đối với ông Phạm Thế Dũng.


Ông Phạm Thế Dũng (áo trắng) trong đợt kiểm tra tiến độ xây sân bay Pleiku - Ảnh: T.B.D.

Đây là động thái thăm dò tại địa phương sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố sai phạm của ông Phạm Thế Dũng - nguyên chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một số thành viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai cho biết cuộc họp này có mời ông Phạm Thế Dũng dự. 

Ông Dương Văn Trang - bí thư Tỉnh ủy Gia Lai - thông qua nội dung vắn tắt các sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận. 

Các sai phạm này gói gọn trong 9 điểm, xoay quanh những nội dung như việc cho thuê đất không thông qua đấu giá, chủ trương mở 5 cửa khẩu phụ dọc biên giới giáp ranh Campuchia, việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân…

Tại cuộc họp, sau khi được đề nghị nêu ý kiến, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng đã "thừa nhận" hầu hết các nội dung đã được kết luận, ông Dũng giải thích rằng "do bản thân nắm bắt chưa đầy đủ" nên dẫn đến các sai sót trong điều hành công vụ với cương vị là chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Với các sai phạm này ông Phạm Thế Dũng tự nhận hình thức "cảnh cáo".

Kết thúc cuộc họp, các thành viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã tổ chức bỏ phiếu kín để đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông Dũng. Quyết định cuối cùng thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trung ương.

Trước  đó, như Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Thế Dũng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị kỷ luật vì vi phạm trong giao đất, cho thuê đất không đấu giá, bổ nhiệm người thân không đủ tiêu chuẩn.

Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận ông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Phạm Thế Dũng cũng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của tỉnh ủy và quy chế làm việc của ban cán sự đảng UBND tỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định số 51 và quy định số 231 của Ban Bí thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng.

Vi phạm khác của ông Phạm Thế Dũng là trong chỉ đạo, quyết định giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá và quyết định đầu tư các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, khai thác mỏ; mở các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không đúng quy định của Chính phủ.

Ông Dũng cũng đã thiếu gương mẫu trong việc đề nghị bổ nhiệm một số người thân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

Những vi phạm, khuyết điểm của ban cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016 và ông Phạm Thế Dũng là nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật.

 

                                            TheoTuoitre

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục