(HBĐT) - Đã bao cái Tết đi qua nhưng người dân ở xóm núi Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) chưa từng một lần được đón Tết dưới ánh điện lưới quốc gia. Một cái Tết nữa đang gõ cửa từng ngày, bà con xóm núi mong lắm sự quan tâm của cơ quan chức năng, sớm đóng điện để thỏa niềm mong ước bấy lâu nay.
Đường dây điện đã kéo đến tất cả
các hộ trong xóm, bà con xóm núi Thung Vòng mong muốn ngành chức năng đóng điện
trước Tết Nguyên đán.
Con đường dốc khúc khuỷu về Thung Vòng vốn đã
trắc trở nay càng thêm gian khó hơn vì mưa, sương lạnh. Mưa, rét nên xóm đìu
hiu với những mái nhà sàn nằm rải rác trên các triền núi. Kể từ tháng 9/2016
đến nay, sau khi công trình thủy điện STREAM được đầu tư trên 5 tỷ đồng cho xóm
bị hỏng, người dân Thung Vòng lại trở về cảnh đèn dầu leo lét. Mặc dù chỉ có 13
hộ nhưng Thung Vòng chia thành 3 KDC, nằm xa nhau. Cùng Trưởng xóm Bùi Văn
Dùng, chúng tôi đi bộ theo con đường trắc trở vào khu Tam Vàng. Đây là khu có
duy nhất 2 hộ dân sinh sống, đó là hộ ông Bùi Văn Thể và hộ ông Bùi Văn Tuần.
Địa điểm hai hộ lựa chọn để sinh sống khá bằng phẳng,
có nguồn nước dồi dào, đất đai, vườn tược rộng, chỉ có điều, sau nửa tháng được
hưởng lợi từ công trình thủy điện tiền tỷ, họ lại quay trở về cảnh đèn dầu. Gia
đình anh Thế có hai con nhỏ đang học lớp 2 và lớp 4. Hằng ngày, dù mùa đông hay
bất kể mùa nào trong năm, các cháu cũng phải thức dậy từ lúc tờ mờ sáng để vượt
quãng đường dài 4 km đến trường. Để các con có ánh sáng học bài, anh Thế phải
ghép các cục pin tích điện, thắp sáng đèn LED.
Anh Thế chia sẻ: "ở khu ngoài, có một vài hộ còn làm
máy phát điện mi ni ở suối, còn trong này nước nhỏ không làm được. Khi công
trình thủy điện được xây dựng, đường dây điện kéo đến tận nhà, gia đình tôi
phấn khởi lắm. Tiếc là công trình bị hỏng, mãi chưa khắc phục được. Cuối năm
ngoái, Nhà nước kéo điện từ dưới trung tâm xã lên và nối vào đường dây của công
trình thủy điện. Sau vài lần đóng điện kỹ thuật, điện đã ổn định nhưng vì còn
vướng mắc nên đến giờ, Tết đã cận kề mà chưa thấy đóng điện cho dân”.
Trưởng xóm Bùi Văn Dùng lý giải: "Việc đóng điện kỹ
thuật đã đảm bảo cả 13 hộ dân trong xóm có điện. Sau khi đóng điện kỹ thuật, do
còn vướng mắc về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng hành lang an toàn cho đường
dây điện nên ngành chức năng vẫn chưa đóng điện cho dân. Tuy nhiên, đến nay,
các hộ thuộc diện phải đền bù đều nhất trí để cơ quan chức năng tiến hành giải
phóng mặt bằng và kịp thời đóng điện cho bà con trước Tết”.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ
tịch UBND xã Do Nhân cho biết: Sau khi công trình thủy điện STREAM Thung Vòng
xảy ra sự cố, không còn khắc phục được, ngành điện đã kéo đường dây từ trạm hạ
thế xóm Khi lên Thung Vòng. Tháng 10/2017, đường dây này đã được đấu nối với
đường dây của công trình thủy điện và đóng điện kỹ thuật thành công. Còn về vấn
đề giải phóng mặt bằng, ngành điện đã 2 lần về kiểm đến. Về phía các hộ dân có
tài sản phải đền bù, bà con đã đồng ý để ngành điện giải phóng mặt bằng trước,
còn việc đền bù có thể thực hiện sau Tết.
Như vậy, theo ý kiến của chính quyền và người dân xã
Do Nhân, điều vướng mắc khiến điện chưa thể về Thung Vòng trong thời gian qua
đến nay đã được tháo gỡ. Bà con của xóm núi thuộc 1/36 xóm đặc biệt khó khăn
nhất của tỉnh này đang mong lắm sự quan tâm kịp thời của ngành chức năng để họ
lần đầu tiên được đón Tết dưới ánh điện lưới quốc gia.
Viết Đào
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 187/UBND-CNXD về việc phân luồng đảm bảo giao thông qua hầm Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 6/2, Đoàn Thanh niên Công ty Thủy điện Hòa Bình phối hợp với công ty CP Công nghệ và giải pháp S5T Việt Nam, công ty CP Vật tư và thiết bị công nghệ tổ chức chương trình tặng quà Tết Mậu Tuất 2018 cho các em học sinh và hộ gia đình khó khăn trên địa bàn xã Mường Tuổng (Đà Bắc). Tham gia chương trình có đông đảo ĐV-TN công ty Thủy điện Hòa Bình và đại diện các đơn vị phối hợp.
(HBĐT) - Những ngày giáp Tết, mọi người, mọi nhà rộn ràng chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. ở đâu đó tại thành phố Hòa Bình vẫn còn những gia đình gia đình hoàn cảnh khó khăn. Đối với họ, những lời chúc, động viên và những món quà Tết được trao không chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, sự đồng cảm, sẻ chia đối với những số phận còn nhiều khó khăn trước thềm năm mới.
(HBĐT) - Không giống những dân tộc khác, người Dao Quần Chẹt có phong tục đón năm mới rất độc đáo, mang nét đặc trưng của dân tộc mình. Theo truyền thống, người Dao ăn Tết sớm (Tết Nhăng Chậm) bắt đầu từ ngày mùng 2 và kéo dài đến hết ngày 29 tháng chạp. Vừa hoàn tất lễ cúng gia tiên cho gia đình ông Triệu Sinh Minh ở bản Tiến Lâm 1 (xã Bắc Phong, huyện Cao Phong), thầy cúng Lý Kim Xuân cho biết: Trong những ngày Tết, để mâm cỗ cúng tổ tiên được tươm tất, ngoài việc chuẩn bị thịt lợn, thịt gà và rượu thì không thể thiếu món bánh dày. Khi thầy cúng tới, mỗi mâm cỗ bắt buộc phải có từ 1 đến 2 đĩa bánh dày. Đối với lễ cúng, nếu diễn ra ở nhà tổ (nhà trưởng tộc, trưởng họ lớn) thì cần tới 4 hoặc 5 thầy cúng làm lễ. Với những gia đình thuộc thế hệ sau hoặc các chi nhỏ hơn thì chỉ được mời 1 thầy cúng.
(HBĐT) - Theo chuyến xe chở "nghĩa tình” của Trường Mầm non tư thục Sao Mai, tôi có mặt ở xã Đoàn Kết (Đà Bắc) vào đúng tâm điểm của đợt lạnh giá. Xúc động, đồng cảm, đó là cảm xúc chủ đạo khi nghe, nhìn về cuộc sống, sinh hoạt của người ở nơi vùng đất khó này.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã đến rất gần. Thị trường đào, quất, cây cảnh Tết vào mua sôi động. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang nô nức ghé đến các địa điểm trưng bán đào, quất, hoa cảnh Tết để thăm quan, mua sắm phục vụ thú chơi Tết sớm.