Người dân đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (Quảng Ninh) phải nộp phí từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.

Những ngày đầu tháng Giêng âm lịch, nhiều người du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) bày tỏ thắc mắc trước việc tỉnh này thu phí trở lại sau 10 năm dừng thu.

Một số người bức xúc cho rằng việc thu phí là không hợp lý, "đi lễ chùa cũng phải nộp phí thì mất hết ý nghĩa”.


Nhiều người khi đi du xuân, cúng lễ ở Yên Tử đã phản đối việc thu phí tại đây. Ảnh:Minh Cương

"Mọi người dân đều có quyền tự do đi lễ chùa. Việc xây dựng tu bổ chùa phải bằng tiền công đức, việc thu phí ở đây là không hợp lý. Nếu tiếp tục thu phí chúng tôi sẽ không công đức nữa”, bà Lan (73 tuổi, quê Thái Bình) nói.

Theo bà Lan, nhiều người không leo lên đến chùa Đồng (nơi cao nhất trong hành trình) mà chỉ đi ngang chừng rồi quay xuống nên việc thu phí với mức giá 40.000 đồng mỗi người lớn làquá cao.

Ông Giáp Văn Phúc (59 tuổi, quê Bắc Giang) nêu quan điểm, đầu năm người dân đi lễ chùa để cầu phúc, cầu an lành mà lại mất tiền thì "sang năm sẽ không đến Yên Tử nữa”.

"Đến Yên Tử chúng tôi mất rất nhiều khoản phí như gửi xe, phí cáp treo, xe điện, phí tham quan,… như vậy là phí chồng phí. Trong đó, chúng tôi bức xúc nhất là phí tham quan vì quá đắt và không hợp lý”, anh Nam (25 tuổi, quê Hải Dương) nói.

Ông Phạm Quốc Duyệt, nguyên cán bộ ngành văn hóa, Hội viên hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh cho rằng, Yên Tử là nơi tâm linh lớn nhất Quảng Ninh nên việc thu phí ở đây là không hợp lý. Người dân khi đi lễ chùa thường có tiền công đức, đây là nguồn tiền dùng để tu bổ di tích. "Du khách đến vịnh Hạ Long là để du lịch, còn đến Yên Tử bằng cái tâm và để cầu nguyện”, ông Duyệt nói.

Theo Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử. Cụ thể như, quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...


Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh:Minh Cương

Trước đó ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, TP Uông Bí.

Theo Nghị quyết này, từ ngày 1/1, tỉnh sẽ thực hiện việc thu phí tham quan danh thắng Yên Tử với 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em; việc miễn, giảm phí được áp dụng cho một số trường hợp theo chính sách của nhà nước.

TheoVnexpress



Các tin khác


Tung còn ngày xuân

(HBĐT) - Mỗi khi Tết đến, xuân về, trên khắp các bản, làng trong tỉnh tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, tung còn là một trong những hoạt động vui nhất, thu hút nhiều thanh niên nam, nữ tham gia.

Góp tình, trao Tết, đón xuân sang

(HBĐT) - Tết này, bốn mẹ con chị Đinh Thị Xiêu (xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc) đón xuân ở nhà mới. Từ nay, ngôi nhà hai tầng xây đơn giản và gọn gàng sẽ là mái ấm yên ổn cho bốn mẹ con sinh sống, quên đi ám ảnh kinh hoàng trong đêm 12/10/2017 - khi hàng nghìn m3 đất, đá khu vực thác Khanh đổ ập xuống, vùi lấp 8 căn nhà, trong đó có căn nhà nhỏ của 4 mẹ con chị Xiêu.

Thị trường sau Tết ổn định, sớm đi vào nề nếp

(HBĐT) - Năm nay, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đón Tết trong tiết trời ấm áp. Cũng chính vì vậy mà ngay sau Tết Nguyên đán, trong khoảng từ mồng 5 âm lịch trở ra, nhịp độ cuộc sống sớm trở lại bình thường. Thị trường sau Tết cũng diễn ra tương tự.

Đi tìm giống chó “cộc” của người Mông trên đỉnh Pà Háng

(HBĐT) - Sau "dăm lần, bảy lượt” gọi điện liên hệ với anh bạn ở xã Pà Cò ( Mai Châu) hỏi về giống chó cộc đuôi đặc hữu của đồng bào người Mông. Lần nào cũng vậy, chỉ nhận được cái lắc đầu. Có lẽ phải đến tận nơi, ngược về vùng đất sinh sống của đồng bào người Mông ở Hang Kia, Pà Cò để tìm, tận mắt "mục sở thị” giống chó cổ huyền thoại từ lâu đã được xem là một trong "tứ đại danh khuyển” của Việt Nam được nhiều nhà khoa học trên thế giới biết đến...

Nồng ấm ngọn lửa thiện nguyện vùng bị mưa lũ

(HBĐT) - Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên dạy:"Bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Điều đó thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái, là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ đó lòng nhân ái không chỉ lan toả trong cuộc sống đời thường mà càng thể hiện sinh động hơn, hiệu quả, thiết thực hơn khi người dân lâm vào tình cảnh rủi ro, khó khăn, hoạn nạn đều được cả cộng đồng đùm bọc, chia sẻ.

Xuân về trên xứ đạo Lạc Thủy

(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Đồng Gianh (thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) đúng dịp bà con giáo dân chuẩn bị đón Lễ Noel và năm mới. Con đường bê tông rộng rãi, yên bình dẫn chúng tôi đi qua những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, những vườn cây sai trĩu trái chín. Một mùa xuân mới lại về mang theo nhiều hy vọng, hạnh phúc, ấm no và an lành cho bà con giáo xứ Đồng Gianh cũng như giáo dân trên toàn huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục