(HBĐT) - Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn là chương trình tín dụng được thực hiện năm 2015 theo Quyết định số 755 của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo sinh sống ở vùng khó khăn có nhu cầu chuyển đổi nghề. Nguồn vốn ưu đãi đã đem lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình ông Hoàng Văn Hiến, xóm
Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đầu tư mua máy cày tay
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cùng cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc, chúng tôi đến
gia đình ông Hoàng Văn Hiến, dân tộc Dao ở xóm Rãnh, xã Toàn Sơn. Năm 2014, hộ
ông Hiến được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo của NHCSXH đầu tư
trồng mía và chăn nuôi. Năm 2015, gia đình ông được vay tiếp 14 triệu đồng từ
chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo theo Quyết định số 755 đầu tư mua
máy cày tay phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ ngày có máy cày đã giúp ông làm
đất, giải phóng sức lao động. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình ông đã
thoát nghèo.
Ông Hiến là một trong hàng ngàn hộ DTTS được vay vốn
và phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá, việc triển khai thực
hiện chính sách tín dụng hộ nghèo tại các địa phương đã cơ bản đáp ứng được yêu
cầu vay vốn của các hộ nghèo, cận nghèo nói chung và hộ nghèo, cận nghèo người
DTTS nói riêng. Khó khăn lớn nhất là thiếu nguồn vốn và mức cho vay mới được 15
triệu đồng/hộ, thấp so với nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo
DTTS. Trong khi đó, đồng bào DTTS chủ yếu sống tại các vùng khó khăn với điều
kiện tự nhiên không thuận lợi, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh
thường xảy ra. Hộ vay vốn đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi dễ phát sinh
rủi ro, thiệt hại, khó trả nợ ngân hàng khi mất mùa, thiên tai, dịch bệnh. Mô
hình hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS vay vốn hiệu quả, vươn lên thoát nghèo và làm
giàu còn ít cả về số lượng và mô hình. Bên cạnh đó, trình độ dân trí của đồng
bào DTTS thấp nên việc truyền tải những tiến bộ KH-KT áp dụng trong chăn nuôi,
trồng trọt còn hạn chế dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Ông Vũ Đình
Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Từ khi thực hiện chương trình đến nay,
toàn tỉnh đã cho vay 3.198 lượt hộ, doanh số cho vay 47.965 triệu đồng; doanh
số thu nợ 3.211 triệu đồng; dư nợ đạt 44.724 triệu đồng với 3.001 hộ còn dư nợ.
Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 755 của Thủ
tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào
DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn mà còn là động lực giúp
họ vươn lên thoát nghèo bền vững, đời sống được nâng lên, từng bước thúc đẩy
phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Để đồng bào DTTS được tiếp cận, sử dụng
hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng chính sách, chính quyền
các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm,
ngư…) hướng dẫn dạy nghề, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao KH-KT
đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự
án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín
dụng ưu đãi. NHCSXH phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức
Hội, đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác vận
động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời
hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý,
giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Sau "dăm lần, bảy lượt” gọi điện liên hệ với anh bạn ở xã Pà Cò ( Mai Châu) hỏi về giống chó cộc đuôi đặc hữu của đồng bào người Mông. Lần nào cũng vậy, chỉ nhận được cái lắc đầu. Có lẽ phải đến tận nơi, ngược về vùng đất sinh sống của đồng bào người Mông ở Hang Kia, Pà Cò để tìm, tận mắt "mục sở thị” giống chó cổ huyền thoại từ lâu đã được xem là một trong "tứ đại danh khuyển” của Việt Nam được nhiều nhà khoa học trên thế giới biết đến...
(HBĐT) - Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên dạy:"Bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Điều đó thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái, là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ đó lòng nhân ái không chỉ lan toả trong cuộc sống đời thường mà càng thể hiện sinh động hơn, hiệu quả, thiết thực hơn khi người dân lâm vào tình cảnh rủi ro, khó khăn, hoạn nạn đều được cả cộng đồng đùm bọc, chia sẻ.
(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Đồng Gianh (thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) đúng dịp bà con giáo dân chuẩn bị đón Lễ Noel và năm mới. Con đường bê tông rộng rãi, yên bình dẫn chúng tôi đi qua những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, những vườn cây sai trĩu trái chín. Một mùa xuân mới lại về mang theo nhiều hy vọng, hạnh phúc, ấm no và an lành cho bà con giáo xứ Đồng Gianh cũng như giáo dân trên toàn huyện Lạc Thủy.
Một mùa xuân mới lại về, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm. Không khí đón Xuân mới rộn ràng, ấm cúng, vui tươi đang được lan tỏa, trải rộng trên khắp mọi miền đất nước.
(HBĐT) - Hôm nay, bốn mẹ con chị Đinh Thị Xiêu (xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc) làm cơm chuyển về nhà mới. Từ nay, ngôi nhà 2 tầng được xây thô rất đơn giản và gọn gàng kia sẽ là mái ấm yên ổn cho bốn mẹ con cùng nhau sinh sống, quên đi những ám ảnh kinh hoàng trong cái đêm 12/10/2017 - khi hàng nghìn m3 đất đá khu vực thác Khanh đổ ập xuống, vùi lấp toàn bộ 8 căn nhà trong đó có căn nhà nhỏ của bốn mẹ con chị Xiêu. Sau gần 4 tháng gồng mình vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, giờ đây, tiếng cười vui đang tràn ngập gia đình chị. Mâm cỗ tân gia chẳng nhiều nhặn gì nhưng chứa chan trong đó là biết bao tình người nồng ấm, đánh dấu mùa xuân đầu tiên, cái Tết đầu tiên của gia đình chị trong ngôi nhà mới.
(HBĐT) - Trận mưa lịch sử hồi tháng 10/2017 đã cướp đi hàng trăm ngôi nhà của người dân trong tỉnh. Nhiều hộ gia đình đã và đang ở trong những căn lều tạm, ở nhờ hay quay về nhà cũ trong nỗi lo thấp thỏm. 9 khu tái định cư đang được khẩn trương thi công để bàn giao mặt bằng cho các hộ xây nhà mới. Và tết này nhiều hộ đón tạm cái tết trong căn nhà cũ và khu tái định cư tạm.