(HBĐT) - Những ngày cuối năm, mọi người tất bật hoàn tất công việc để đón xuân hạnh phúc bên gia đình, bạn bè… Hòa trong nhịp sống hối hả đó là những người lao động nghèo xa quê. Họ miệt mài làm việc với mong muốn có thêm thu nhập cho gia đình.


Bà Lan, quê Nam Định làm nghề thu mua phế liệu ở đất Hòa Bình được hơn chục năm.

Nhọc nhằn nghề bán chậu hoa, cây cảnh dạo

Sáng cuối năm, giữa sự tấp nập của dòng người trên đường lo sắm Tết, nhiều người chú ý tới vài chiếc xe máy chở theo nhiều cây hoa, cây cảnh. Dừng lại ở góc phố nhỏ, những chiếc xe thu hút nhiều người. Ai cũng muốn chọn mua những chậu hoa, cây cảnh vừa ý trang trí cho ngôi nhà của mình dịp Tết.

Tôi tới gần chiếc xe chở nhiều chậu hoa hồng để xem và bắt chuyện với chị bán hoa. Sau vài câu chuyện làm quen, tôi được biết chị bán hoa tên Bích, quê ở Hưng Yên. Chị Bích cho biết: "Hầu như nhà nào ở phố cũng có nhu cầu sử dụng cây xanh, không ít thì nhiều. Bởi thế, chúng tôi có đất sống. Dịp gần Tết các loại hoa như hồng, cúc và cây trạng nguyên bán được nhiều hơn. Vì nhu cầu của người dân đơn giản nên người phục vụ cũng phải chọn lựa các loại cây đơn giản. Nhiều người chỉ thích trồng cây mua từ những người bán rong. Người bán cây cảnh rong lựa chọn những ngày trời không quá nắng để hành nghề bởi cây dễ sống, không bị khô héo, người đi bán cũng đỡ vất vả”.

Cũng quê ở Hưng Yên, anh Hùng bán rong những loại cây có giá trị hơn, đắt hơn như sung, sanh, si, lộc vừng, khế tạo dáng… được trồng sẵn trong chậu. Trong số những cây cảnh được uốn, tạo dáng cầu kỳ, vào thời hoàng kim có giá cả triệu đồng. Nhưng không ít ngày đi, tiêu tốn khá nhiều tiền xăng mà chỉ bán được một cây, thậm chí không bán được cây nào, chuyện ế phải chở về là bình thường.

Theo tìm hiểu, người bán rong thường đi theo nhóm. Hàng ngày, họ chia ra các khu vực để bán. Do phải tiếp xúc nhiều với phố bụi, mưa nắng thất thường nên dường như da người nào cũng sạm lại. Người bán hàng rong không thống kê được thu nhập theo ngày. Bởi họ cũng không tính được công chăm sóc cây để đến khi mang lên phố bán thì tính toán được lãi bao nhiều, trừ vốn liếng thế nào. Có ngày cả vốn lẫn lãi, do ế hàng, họ chỉ thu được vài chục nghìn đồng, không đủ tiền ăn cơm bình dân buổi trưa và uống nước. Đó là chưa kể đến chuyện gặp phải mưa đột xuất, rất khó bán hàng.

Buồn vui nghề thu mua phế liệu

Nghề thu mua phế liệu chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng đã trở thành một trong những nghề phổ biến ở nhiều nơi từ nông thôn đến thành thị. Những chiếc xe đạp rong ruổi trên đường để thu mua phế liệu là hình ảnh quen thuộc chúng ta gặp hàng ngày. Thu mua phế liệu đã trở thành nghề mưu sinh của nhiều nông dân ra thành phố. Làm nghề này chỉ cần một chút kinh nghiệm, một cái cân và một ít vốn khoảng vài trăm đến vài triệu đồng là được, quan trọng là phải chịu đi.

Thu nhập của họ tuy không cao nhưng cũng tạm đủ cho cuộc sống hàng ngày. Thường mỗi ngày đi, một người cũng kiếm được 70 - 80.000 đồng, khi "trúng mánh” có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng. Làm nghề này vui có, buồn có, vì cuộc sống và miếng cơm manh áo, họ chấp nhận rời xa quê hương để kiếm kế mưu sinh. Dù là vào những ngày nắng nóng hay mưa giông, họ vẫn phải ra đường với gánh nặng mưu sinh hàng ngày.

Rời quê ở Nam Định lên Hoà Bình làm nghề thu mua phế liệu được hơn chục năm nay, bà Lan cho biết, bà thu mua tất cả những gì người ta gọi là "đồng nát”, từ giấy vụn, quạt, tivi hỏng, ắc quy đến bình gas mini hoen gỉ không sử dụng được. "Nghề này cứ chịu khó nhặt nhạnh là kiếm được tiền” - bà Lan vừa giải thích. Vừa nhanh tay phân loại đồ phế liệu và cân cho khách, bà Lan chia sẻ: Làm nghề thu mua phế liệu vất vả lắm, cứ như đánh bạc vậy, có ngày chẳng mua được gì. Mỗi ngày cứ đạp xe rong ruổi khắp nơi thành phố phải đến hơn 20 km ấy chứ. Sau chục năm mưu sinh bằng nghề buôn đồng nát, bà Lan nuôi được cô con gái lớn học xong đại học.

Có thể thấy, thu mua phế liệu đang là nghề được nhiều người lao động lựa chọn, nhất là các lao động nghèo có ít vốn để tự kinh doanh. Thu mua với giá thấp, sau đó bán lại cho các cơ sở tái chế với giá cao hơn, nghề này cho thấy có thể mang lại sự khấm khá cho những ai biết quý trọng.

Đó chỉ là 3 trong nhiều người con nơi quê xa tìm tới mảnh đất Hoà Bình làm ăn, sinh sống. Họ là những người lao động quanh năm bươn chải với cái nghề đã lựa chọn và mảnh đất để dừng chân. Một năm vất vả với nhiều lo toan cho cuộc sống cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Họ là hành khách cuối cùng trong năm của chuyến xe đường dài, xuân đến với họ muộn hơn nhưng mùa xuân thật nhiều ý nghĩa.

Hải Linh

 

 



Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục