(HBĐT) - Năm nay, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đón Tết trong tiết trời ấm áp. Cũng chính vì vậy mà ngay sau Tết Nguyên đán, trong khoảng từ mồng 5 âm lịch trở ra, nhịp độ cuộc sống sớm trở lại bình thường. Thị trường sau Tết cũng diễn ra tương tự.

 


Thị trường hàng hóa tại chợ dân sinh Nghĩa Phương – thành phố Hòa Bình phong phú, ổn định và đi vào nề nếp ngay sau Tết Nguyên đán.

 

Điểm khác so với các năm trước là các chợ dân sinh được họp từ rất sớm. Trừ các chợ phiên thì hầu hết các chợ đều họp từ ngày mồng 2 Tết, không khí mua bán những ngày đầu năm mới đã bắt đầu tấp nập. Việc cung ứng hàng hóa tập trung vào một số loại thực phẩm tươi sống, rau xanh, hoa quả tươi… Theo chị Đinh Thị Thanh Ngân ở tổ 5, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình), nắm bắt diễn biến thời tiết dịp Tết ấm nên thay vì chất đầy thực phẩm và lo việc bảo quản thức ăn như mọi năm, gia đình chị không chuẩn bị gì nhiều, mồng 2 Tết thư thả đi chợ mua sắm cho đảm bảo tươi ngon mà giá cả cũng chỉ tương đương thời điểm cận Tết.

 

Cũng với thời tiết ấm so với các năm, rau, đậu các loại phát triển tốt, bà con nông dân không ngại việc ra ruộng, vườn thu hái, cắt bán rau xanh. Do vậy, thị trường rau xanh – một trong những hàng hóa có sức tiêu thụ khá cao dịp sau Tết được cung ứng dồi dào, đồng thời giá cả tương đối dễ chịu chứ không tăng gấp vài ba lần như thường thấy. Anh Bùi Văn Cường ở tổ 16, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) cho biết: Mồng 3, mồng 4 Tết là tôi đã đi chợ thường xuyên rồi. Chủ yếu mua cá, mua gà. Các thực phẩm này về giá cũng sêm sêm trước Tết, tầm trên, dưới 200.000 đồng/kg đối với gà, bình quân 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg đối với cá. Đặc biệt, các loại rau xanh bày bán khá nhiều chứ không khan hiếm, giá nhỉnh hơn ngày thường không đáng kể, chẳng hạn như rau cải có năm tôi phải mua 12.000 đồng/bó nhưng giá hiện nay 5.000 đồng – 6.000 đồng.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, kể từ mồng 5 Tết trở đi, hoạt động tại các chợ đã trở lại nề nếp, quy củ, không còn cảnh bày bán la liệt, họp chợ tràn ra ngoài lề đường như trước đó mà tập trung ở phía trong chợ. Ngoài thực phẩm tươi sống, rau xanh, mặt hàng bán chạy trong thời điểm này còn có các loại tranh, bộ đồ mừng thọ, hoa, quả tươi và một số đồ lễ khác… Từ ngày mồng 6, hầu hết các đại lý, ki ốt đã mở hàng đầu năm khiến không khí đầu năm tại các chợ dân sinh trở lại sôi động. Bà Lê Thị Ánh, chủ một ki ốt hàng thực phẩm khô tại chợ thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) cho biết: Vào dịp đầu năm, tâm lý của tiểu thương thường chọn ngày mở hàng mong sao cả năm thuận lợi, buôn may, bán đắt. Năm nay,  chọn ngày mồng 6 bắt đầu mở bán.

 

Thị trường sau Tết ổn định và sớm đi vào nề nếp so với hàng năm cũng là ghi nhận của lực lượng chức năng trong quá trình nắm bắt tình hình và kiểm soát thị trường hàng hóa. Đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Qua báo cáo từ Đội QLTT, các địa bàn huyện, thành phố không xảy ra tình trạng hàng hóa sau Tết khan hiếm, đội giá bán, không phát hiện các vụ việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Tình trạng bày bán hàng hóa tràn lan, vi phạm hành lang an toàn giao thông gây mất mỹ quan, cản trở phương tiện đi lại đã sớm chấm dứt. Cao điểm thị trường sau Tết và dịp lễ hội còn kéo dài từ nay đến hết tháng 3 âm lịch. Lực lượng QLTT đang tăng cường chỉ đạo các Đội QLTT huyện, thành phố tập trung theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình giá cả, sản xuất và kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng ATTP nhằm duy trì ổn định thị trường, đáp ứng tốt việc cung – cầu hàng hóa thương mại mùa lễ hội.


Bùi Minh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục