Hàng giả đang diễn ra ngày một nghiêm trọng, được bày bán tràn lan, công khai từ vùng quê xa xôi đến các thành phố lớn. Ngoài việc phá vỡ thị trường sản xuất hàng hoá trong nước, hàng giả còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

 Dây lưng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được bán công khai tại Hà Nội. Ảnh: ĐT


Trước vấn nạn này, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT - Bộ Công Thương), ông Hùng thẳng thắn thừa nhận, để tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường trách nhiệm đầu tiên thuộc về lực lượng QLTT và sự thiếu phối hợp của các lực lượng chức năng khi thực thi công vụ. 

Ông Hùng cho biết:

- Trong nền kinh tế thị trường chúng ta không thể đi ngược với nền kinh tế cạnh tranh của thế giới. Để tìm hiểu và triệt tận gốc hàng giả, hàng nhái chúng ta phải tìm được nó khu trú từ đâu. Hiện khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ thì các đối tượng làm hàng giả, hàng nhái cũng tinh vi. Nhiều mặt hàng giả so với hàng thật rất khó phát hiện kể cả các chuyên gia.

Nhưng để đảm bảo trật tự hàng hoá sản xuất, chúng ta phải xử lý hàng giả, ở đây chúng ta xử lý về vấn đề làm giả sở hữu trí tuệ. Ở các nước, việc bảo hộ trí tuệ được quan tâm hàng đầu, đây là động lực để tránh hàng giả và phát triển các thương hiệu hàng hoá có chất lượng tốt.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng hàng rào phi thuế quan đã mang hàng lậu, hàng giả vào để trục lợi. Việc này đã làm thui chột các nhà sản xuất trong nước, phá hoại môi trường đầu tư trong nước, làm mất niềm tin với người tiêu dùng.

- Vậy theo ông, để triệt tiêu vấn nạn này cần phải có biện pháp gì?

- Hiện hàng giả có rất nhiều đường để lũng đoạn tại Việt Nam, cụ thể như làm giả ngay trong nước, làm giả ở nước ngoài nhập lậu vào và sự câu kết giữa trong nước và nước ngoài để làm giả… Và bất cứ cái gì có lợi và được người tiêu dùng quan tâm là bị làm giả, ví dụ một chiếc áo sơ mi sản xuất trong nước với giá bán khoảng 250.000đ/chiếc nhưng các đối tượng đặt tại Quảng Châu (TQ) chỉ và chục nghìn với mẫu mã y chang.

Cùng đó, việc buôn lậu vẫn diễn ra và trong phần nhiều hàng lậu là hàng giả, hàng kém chất lượng. Do vậy chúng ta phải khẳng định, chất lượng quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, trong khi đó đã phân công rõ nhiệm vụ của mỗi đơn vị: Đường mòn lối mở của Biên phòng, cửa khẩu của Hải quan, trong nội địa thì của QLTT và truy ổ nhóm tội phạm là của công an…

Cùng đó địa phương nào cũng có một bộ máy quản lý như vậy. Rất đầy đủ và đông mà sao hàng giả, hàng nhái vẫn hoành hành. Vậy chúng ta cần phải có những cán bộ có tâm, có tầm và cũng cần phải có chế độ thù lao xứng đáng cho lực lượng thi hành nhiệm vụ.

- Việc chống hàng giả, hàng nhái ngoài sự vào cuộc của các lực lượng chức năng cũng cần có sự hỗ trợ của người dân, vì hiện một bộ phận người dân cũng đang gián tiếp "tiếp tay” cho hàng giả, hàng nhái. Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để giải quyết tình trạng này?

- Việc người dân "tiếp tay” cho hàng nhái, hàng giả là do nhu cầu tiêu dùng. Vì cuộc sống còn khó khăn nên nhiều người tiêu dùng biết đó là hàng nhái vẫn mua. Do vậy, các nhà sản xuất cũng cần phải quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, phân tầng hàng hoá để phục vụ người dân.

Người có thu nhập cao rất ít dùng hàng giả, hàng nhái mà phần lớn người dân có thu nhập thấp sử dụng, việc này cho thấy các đối tượng làm hàng giả đang đánh vào tầng lớp người nghèo, người yếu thế, thiếu hiểu biết cực chẳng đã phải chấp nhận dùng hàng hoá kém chất lượng.

- Ngoài việc các đối tượng trong nước buôn bán hàng giả, hiện trên địa bàn Hà Nội đang xuất hiện việc người nước ngoài kinh doanh hàng nhái, hàng giả công khai, vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai,thưa ông?

- Việc người nước ngoài công khai bánhàng nhái, hàng giả tại Việt Nam trách nhiệm đầu tiên vẫn là thuộc lực lượng QLTT, Hải quan… Theo quy định hàng hoá lưu thông nhất là các mặt hàng nhập khẩu phải có hoá đơn, chứng từ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Nếu không đủ các giấy tờ hợp lệ sẽ phối hợp với cơ quan công an tạm thu giữ hàng hoá để điều tra có sự tham gia của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN), Cục QLTT, Hải quan để làm kiểm tra. Cần thiết có thể khởi tố theo quy định của pháp luật.

- Xin cảm ơn ông! 

                                                                Theo báo Lao Động

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục