Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Trọng Thái cho biết, theo báo cáo của Bộ Công an, trong ngày 30-4, cả nước xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ (không có vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng), làm 26 người chết, 22 người bị thương.


"Tính chung qua ba ngày nghỉ lễ (từ 28-4 đến 30-4), cả nước xảy ra 76 vụ TNGT, làm chết 52 người, bị thương 46 người,” ông Thái cho hay.

Trong ngày 30-4, lực lượng CSGT các địa phương đã phát hiện 5.582 trường hợp vi phạm trật tự ATGT; phạt tiền 1,42 tỷ đồng; tạm giữ 915 ô-tô, xe gắn máy và 1.191 giấy tờ các loại; tước 109 giấy phép lái xe các loại.

Ngoài ra, đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia ngày 30-4 nhận được gần 30 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản về việc tăng giá vé, nhồi nhét hành khách, chở quá số người quy định, và tình trạng ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường.

"Sau khi nhận được điện thoại trên đường dây nóng, Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý theo nội dung các thông tin được phản ánh,” ông Thái nói.

Đánh giá hai ngày đầu đợt nghỉ lễ, tai nạn giao thông giảm sâu, tuy nhiên, theo ông Thái, ngày nghỉ lễ thứ ba (30-4), tai nạn giao thông đã tăng trở lại, trong đó nguyên nhân chủ yếu là hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô-tô, xe máy; đi sai phần đường, làn đường; chuyển hướng không chú ý quan sát; đối tượng liên quan tai nạn giao thông phần lớn là người đi xe mô-tô, xe gắn máy.

Bên cạnh đó, tình trạng ùn ứ kéo dài xảy ra thường xuyên tại các tuyến đường và các khu vực chung quanh các địa điểm nghỉ lễ du lịch, nguyên nhân do mật độ người và phương tiện tham gia giao thông tập trung về khu vực này tăng cao.

Ngày 1-5 là ngày cuối cùng của đợt nghỉ lễ, theo dự báo, mật độ người tham gia giao thông đổ về các trung tâm du lịch, tham quan nghỉ dưỡng và các tuyến quốc lộ trọng điểm hướng về Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cao.

Do đó, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có phương án bố trí lực lượng tại các khu vực này, thực hiện phân làn, phân luồng, điều tiết giao thông, có phương án xử lý ùn tắc kịp thời tại các trạm thu phí hoặc các sự cố giao thông trên đường, kiên quyết không để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài.

Nhằm bảo đảm công tác trật tự ATGT trong cả đợt nghỉ lễ, Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm quy định về trật tự ATGT, đặc biệt là hành vi vi phạm phổ biến dịp nghỉ lễ như vi phạm quy định tốc độ, vi phạm quy định nồng độ cồn khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô-tô, xe máy, xe đạp điện; tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm tại khu vực nông thôn, trên các tuyến quốc lộ.

Các đơn vị tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ các quy tắc tham gia giao thông (tập trung tại các vùng nông thôn, các tuyến quốc lộ, các khu vực chung quanh trung tâm du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng) như quy định về bắt buộc "đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô-tô, xe máy”; tuyên truyền vận động người dân "đã uống rượu, bia không lái xe”.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục