(HBĐT) - Với mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường đô thị, thời gian qua, TP Hòa Bình đã tiếp nhận, triển khai dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải được thực hiện từ năm 2013, nhưng sau 5 năm, dự án vẫn nằm trên… giấy, ì ạch tiến độ và thi thoảng được đưa ra trong các cuộc họp, bàn về quản lý, sử dụng nguồn vốn vay, phát triển đô thị.


Khu đất hơn 5 ha được quy hoạch để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải thành phố, hiện vẫn được người dân xã Dân Chủ - TP Hòa Bình sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn về vốn

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình có tổng mức đầu tư trên 678 tỷ đồng, trong đó vốn vay nước ngoài IDA (nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới - WB) trên 497 tỷ đồng và 181,435 tỷ đồng vốn đối ứng (do T.ư và địa phương cấp). Dự án bao gồm các hạng mục: hệ thống đấu nối nước thải (từ các hộ gia đình đến nơi xử lý) và Nhà máy xử lý nước thải được đặt tại khu đất 5,23 ha thuộc địa phận xã Dân Chủ - TP Hòa Bình.

Theo thông tin từ UBND TP Hòa Bình: giai đoạn 2016 - 2020, dự án được phân bổ 210,43 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA (vốn vay nước ngoài) 145 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 13 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 52,431 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2017, dự án được phân bổ 99,071 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 92 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 2,5 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 4,571 tỷ đồng.

Trong năm 2018, tổng số vốn phân bổ cho dự án là 63,4 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 53 tỷ đồng, vốn đối ứng T.ư 5 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương 5,4 tỷ đồng. Trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt, trung hạn được giao thì số vốn còn thiếu so với nhu cầu là 373,256 tỷ đồng. Hiện tại, do cơ sở về tài chính của dự án chưa đảm bảo nên việc triển khai thực hiện các hạng mục còn lại của dự án gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng chí Phạm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Năm 2015, dự án đã bắt đầu với việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các hạng mục để đấu nối, thu gom nước thải từ các hộ gia đình đến nơi xử lý tập trung. Đến nay, thành phố đã hoàn thành việc quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, lựa chọn được nhà thầu để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải, nhưng vì chưa đáp ứng đủ một số điều kiện nên phía nhà tài trợ chưa cấp vốn.

Sự ủng hộ từ phía người dân?

"Theo quy trình, khi quy hoạch, triển khai dự án, UBND thành phố đã khảo sát lấy ý kiến của nhân dân và đưa ra cả kế hoạch đền bù khi thực hiện đấu nối hệ thống dẫn nước thải. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Còn nhiều hộ chưa hiểu về sự cần thiết của dự án nên chưa đồng tình…” - đồng chí Phạm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND thành phố trăn trở.

Cùng các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri ở một số KDC trên địa bàn TP Hòa Bình, chúng tôi (PV) tìm hiểu và được biết: phần đa người dân TP Hòa Bình chưa nắm được thông tin về việc thành phố đang triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Một số người nắm được thông tin này tỏ ra không mặn mà. Bởi trên thực tế, mỗi hộ gia đình đều có công trình xử lý nước thải (bể phốt tự hoại) riêng đảm bảo an toàn, vệ sinh và sử dụng được lâu dài. Nếu sau này dự án được hoàn thành, các hộ chấp nhận dẫn nước thải ra khu xử lý tập trung thì vừa phải sửa chữa, đấu nối đường dẫn vừa phải chi thêm một khoản tiền (phí xử lý nước thải) sẽ thêm phần nhiêu khê và như vậy rất khó khăn trong việc tìm sự đồng thuận từ phía người dân.

Cần tập trung cao độ cho dự án

"ở thời điểm hiện tại, có thể nói rằng, Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình đã ở vào thế "cưỡi trên lưng hổ”. Cùng với sự quyết tâm cần phải có sự khéo léo, chuẩn bị chu toàn mới có thể tiếp đất an toàn” - Đó là lời trao đổi thẳng thắn của đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại cuộc giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn vay nước ngoài tại TP Hòa Bình vào trung tuần tháng 4 vừa qua. Dưới góc nhìn của người đại biểu nhân dân, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh chia sẻ: Đến nay, dự án đã triển khai nhiều hạng mục với giá trị khối lượng lên tới hàng trăm tỷ đồng, không thể bàn chuyện dừng lại. Cách duy nhất là tiếp tục lộ trình hoàn thiện dự án. Cần giám sát chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng hạ tầng, đảm bảo không sử dụng công nghệ lạc hậu trong quá trình xây dựng. Thực hiện đồng tốc việc tuyên truyền, thông tin về dự án để người dân được rõ, không để "lỗi hẹn” với người dân trong việc đền bù cho xây dựng công trình dự án. Các thành viên Ban quản lý dự án tập trung cao độ để giải quyết từng khâu: quản lý thế nào? Giá cả ra sao? Tác động môi trường xung quanh… để khi Nhà máy xử lý nước thải vận hành mọi việc được suôn sẻ.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình, vừa qua, UBND thành phố đã đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho dự án (giai đoạn 2018-2020) với số tiền 281,619 tỷ đồng vốn ODA, 90,244 tỷ đồng vốn đối ứng T.ư và 1,4 tỷ đồng vốn đối ứng địa phương.


 

                                                                           Thúy Hằng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục