(HBĐT) - Đoàn Kết là xã thuộc vùng 135, cách trung huyện Đắc Bắc khoảng 40 km. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 16 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 56%. Tìm hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững là vấn đề cấp ủy, chính quyền xã trăn trở, quan tâm.

Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn trong phát triển kinh tế, đồng chí Lường Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: Là xã thuần nông, kinh tế người dân chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Địa phương chưa xác định được các giống cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, Đoàn Kết lại chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai gây sạt lở nghiêm trọng, các công trình hạ tầng thiết yếu, đường giao thông bị phá hủy, việc vận chuyển, giao thương hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trên địa bàn và các xã lân cận không có chợ để tiêu thụ hàng hóa nông sản”.

Xác định những khó khăn, thách thức trong phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế mới nhằm nâng cao thu nhập. Mở rộng quy mô và phát triển các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh dịch vụ vận tải. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 11.900 con, trong đó tổng đàn gia cầm chiếm đến 90%. Mở rộng diện tích cây có múi khoảng 12 ha. Trồng mới 45 ha các giống cây bản địa như trẩu, bồ đề với lợi nhuận trung bình đạt 40 triệu đồng/ha. Theo thống kê, trên địa bàn hiện có 25 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa ở xóm Khem là một trong những hộ tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh của xã. Chị cho biết: "Trước đây, kinh tế gia đình tôi chủ yếu dựa vào cây ngô, tuy nhiên hiệu quả đem lại không cao. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng và sử dụng các dịch vụ vận tải của người dân, từ năm 2013, gia đình tôi tập trung nguồn vốn để phát triển cơ sở sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay, quy mô xưởng gạch được mở rộng với diện tích gần 300 m2, sản lượng 2.000 viên/ngày. Năm 2018, gia đình tôi cung cấp cho thị trường tiêu thụ khoảng 30 vạn gạch với giá thành ổn định 2.700 đồng/viên. Lợi nhuận đạt gần 250 triệu đồng. Sản phẩm chủ yếu được cung cấp tại các xã lân cận như: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Trung Thành… Bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho gia đình, gia đình tôi còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.

Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, chính quyền xã nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ đạt khoảng 18 tỷ đồng. Hàng năm, Trung tâm học tập cộng đồng xã chủ động phối hợp với các đoàn thể tổ chức 2 - 3 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi cho người dân.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết thêm: "Xã đặt mục tiêu đến hết năm nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng/năm. Để đạt được kết quả trên, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập trung cải tạo diện tích vườn tạp để mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. Chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng tổng đàn gia súc, gia cầm. Mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí nâng cấp các trục đường giao thông để thuận tiện việc giao thương, phát triển kinh tế. Tạo động lực tiếp tục cải thiện thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".


                                                                                           Đức Anh

Các tin khác


Kiểm tra công tác an toàn lao động tại Chi nhánh Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội

(HBĐT) -Đoàn kiểm tra liên ngành vừa kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ - PCCN tại Chi nhánh Công ty CP XNK tổng hợp Hà Nội có trụ sở tại huyện Kỳ Sơn. 

Sẵn sàng cung ứng dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện

(HBĐT) - Sở LĐ-TB&XH tỉnh vừa ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp dịch vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện. Là tỉnh thứ 31 trên toàn quốc triển khai thí điểm mô hình chi trả này nên mọi việc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm hướng tới sự hài lòng cao nhất từ phía người thụ hưởng.

Huyện Đà Bắc khắc phục khó khăn, ổn định đời sống cho người dân vùng thiên tai

(HBĐT) -Theo kết quả rà soát của UBND huyện Đà Bắc, toàn huyện có 11/20 xã, thị trấn có các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao về thiên tai, 74/163 thôn, bản với 149 điểm có nguy cơ thiên tai cao. Trong tổng số 710 hộ dân cần bố trí ổn định chỗ ở, có 492 hộ nằm trong vùng nguy cơ bị sạt lở đất, đá; 218 hộ nằm trong vùng nguy cơ bị lũ ống, lũ quét. Từ năm 2018, UBND huyện đã xây dựng phương án bố trí ổn định chỗ ở cho các hộ dân này, nhưng do khó khăn về nguồn lực, đến nay, các phương án vẫn chưa được triển khai.    

Huyện Đoàn Đà Bắc: Hỗ trợ 8.000 con gà giống cho hộ gia đình ĐVTN

(HBĐT) - Trung tâm hỗ trợ phát triển Thanh niên Nông Thôn – Trung ương Đoàn, Tỉnh Đoàn Hòa Bình phối hợp với Huyện Đoàn Đà Bắc vừa trao 8.000 con gà giống cho 40 gia đình ĐVTN 2 xã Toàn Sơn và Cao Sơn của huyện Đà Bắc.

Tạm miễn phí cho chủ sở hữu hợp pháp của các phương tiện xung quanh Trạm thu phí đường Hòa Lạc - Hòa Bình

(HBĐT) -Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc - Hòa Bình về việc bảo đảm ANTT và thống nhất phương án miễn, giảm phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại các trạm thu phí trên QL6 và đường Hòa Lạc - Hòa Bình.

6 tháng, toàn tỉnh xảy ra 18 trường hợp tử vong do đuối nước

(HBĐT) -Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tỉnh ta đã thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ huynh, nhà trường và trẻ em về phòng, chống đuối nước, tuy nhiên, tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước vẫn xảy ra. Toàn tỉnh xảy ra 17 trường hợp trẻ tử vong do đuối nước, tăng 6 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, TP Hòa Bình xảy ra 8 trẻ tử vong do đuối nước, Lạc Thủy: 3 trẻ, Lạc Sơn: 2 trẻ, Mai Châu: 2 trẻ, Cao Phong: 1 trẻ, Kim Bôi: 2 trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục