(HBĐT) - Với đặc thù của một tỉnh miền núi, trình độ dân trí chưa đồng đều, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai…, công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở tỉnh được xem như một bài toán khó. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay, góp sức của các ngành, địa phương giai đoạn 2016 - 2020, công tác GNBV trên địa bàn đã đạt được những kết quả ấn tượng, giảm bình quân 3,16% hộ nghèo/năm, vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.


Ông Đinh Công Mỵ, xóm Hạ, xã Yên Hòa (Đà Bắc) trang bị máy xay xát để phát triển kinh tế gia đình.

Ngay từ năm 2016, tỉnh xây dựng đề án, kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện mục tiêu GNBV. Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Chánh Văn phòng Giảm nghèo tỉnh cho biết: Do điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vậy, Chương trình GNBV luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo. Cùng với việc thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng dẫn của T.Ư, tỉnh đã ban hành thêm một số chính sách riêng để thúc đẩy lộ trình GNBV. Tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình GNBV được thành lập, củng cố từ tỉnh đến cơ sở.

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành, tạo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, UBND tỉnh và UBMTTQ tỉnh đã ban hành chương trình phối hợp trong thực hiện GNBV, xây dựng NTM, đô thị văn minh giai đoạn 2017 - 2020. Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo. Huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân góp sức, chung tay vì mục tiêu GNBV, nhất là từ khi phong trào thi đua "Tỉnh Hòa Bình chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được phát động. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã huy động được 1.184,428 tỷ đồng để thực hiện các dự án của Chương trình MTQG GNBV. Trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 778,996 tỷ đồng vốn đầu tư và 276,167 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Ngân sách địa phương chi 23,804 tỷ đồng vốn đầu tư. Vốn Ailen viện trợ không hoàn lại 38,9 tỷ đồng. Nguồn huy động từ Nhân dân, các tổ chức chính trị quyên góp ủng hộ thực hiện các mục tiêu của chương trình khoảng 66,061 tỷ đồng. Trong đó, Nhân dân đóng góp 31,061 tỷ đồng, chủ yếu bằng hình thức huy động ngày công lao động, hiến đất, cây cối, hoa màu thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; nguồn các tổ chức quyên góp ủng hộ 35 tỷ đồng, chủ yếu hỗ trợ vật chất cho địa phương, cộng đồng dân cư, hộ nghèo về trang thiết bị văn hóa, giáo dục, y tế... Quá trình thực hiện chương trình, các địa phương đã thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ và sự tham gia giám sát của cộng đồng, người dân. Qua đó đã phát huy hiệu quả nguồn vốn cho mục tiêu GNBV.

Đà Bắc là huyện được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết số 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về "Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước”. Xác định rõ điều kiện thực tiễn của địa phương, huyện đã cân nhắc triển khai thực hiện Chương trình MTQG GNBV một cách khoa học, phù hợp, đảm bảo dân chủ, đồng bộ, kịp thời. Nguồn vốn trên giao được phân bổ hợp lý để thực hiện các dự án như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo; hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiếu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài…

Lồng ghép nhiều chương trình, dự án, Đà Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất để người dân phát triển kinh tế. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế huyện đã có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 13%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 51,75% năm 2015 còn 24,37% đầu năm 2020, giảm bình quân gần 5,5%/năm.

Cùng với huyện Đà Bắc, các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Mai Châu… cũng tạo được những dấu ấn sắc nét trong lộ trình GNBV. Qua đó góp phần thúc đẩy lộ trình giảm nghèo chung của tỉnh. Đầu kỳ (năm 2016) toàn tỉnh có 24,38% hộ nghèo, đến cuối năm 2019 giảm còn 11,36%, dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,59%.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Ổn định đời sống người dân vùng thiên tai

(HBĐT) - Với mục tiêu phải đảm bảo an toàn và chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư cấp bách, lâu dài cho người dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai. Từ đó, nhiều ngôi làng tái định cư (TĐC) được quy hoạch khang trang, người dân yên tâm phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Hơn 300 lao động tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 24/9, tại Trạm dừng nghỉ Quốc lộ 6, thị trấn Mãn Đức, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2020. Tham gia phiên giao dịch có 25 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề.

Ký kết thỏa thuận hợp tác tăng “Phúc lợi cho đoàn viên và người lao động"

(HBĐT) - Ngày 24/9, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh, Công ty CP thực phẩm Nanofood và Công ty CP hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình "Phúc lợi cho đoàn viên và người lao động”. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Phát huy quyền làm chủ, tham gia quản lý xã hội của Nhân dân

(HBĐT) - Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND), Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) các xã, phường, thị trấn là hình thức giám sát của xã hội. Trong đó, tập trung giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị cấp xã và việc thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến lợi ích của cộng đồng tại cơ sở. Đây là một trong những hình thức giám sát quan trọng của MTTQ nhằm phát huy dân chủ, động viên Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý xã hội.

Những tuyến đường hoa phụ nữ ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Thực hiện phong trào "Phụ nữ huyện Kim Bôi chung sức xây dựng NTM", với ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động "5 không, 3 sạch", Hội LHPN huyện Kim Bôi đã thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao, trong đó, nổi bật là mô hình tuyến đường hoa. 

Bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 24/9, Trung đoàn 814 (Bộ CHQS tỉnh) tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Bùi Thị Khuyên, hiện đang thờ cúng Mẹ Việt Nam Anh hùng và 2 liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại xóm Mó Rút, xã Sơn Thủy (Mai Châu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục