(HBĐT) - Ngày 4/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực (KV) III, KV II, KV I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (QĐ 861). Tỉnh Hòa Bình có 59 xã thuộc KV III, 12 xã KV II và 74 xã KV I. UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương khẩn trương rà soát, tham mưu thực hiện chế độ, chính sách đối với vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc (UBDT).


Kết cấu hạ tầng, giao thông cách trở khiến đời sống Nhân dân xã Suối Hoa (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn.

Ban Dân tộc tỉnh đã có kết quả rà soát, đánh giá tác động sau khi QĐ 861 có hiệu lực đối với các xã được phê duyệt theo Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 và Quyết định số 103/QĐ-TTg, ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 

Theo đó: Đối với các xã KV III (xã ĐBKK). Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 88 xã thuộc KV III (địa bàn xã cũ chưa sáp nhập). Giai đoạn 2021 - 2025, trong nhóm xã này có: 72 xã tiếp tục được thụ hưởng chính sách đối với xã thuộc KV ĐBKK; 16 xã không được thụ hưởng các chính sách đối với xã thuộc KV ĐBKK do được sáp nhập với các xã khác và được phân định thành 8 xã KV II, 3 xã KV I. Đồng thời, có 7 xã thuộc KV II giai đoạn 2016 - 2020 được thụ hưởng các chính sách đối với xã KV ĐBKK trong giai đoạn 2021 - 2025. 

Đối với các xã KV II (xã khó khăn), trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 70 xã (địa bàn xã cũ chưa sáp nhập). Giai đoạn 2021 - 2025, trong nhóm xã này có: 7 xã chuyển thành xã KV III giai đoạn 2021 - 2025; 3 xã giữ nguyên KV II; 7 xã sáp nhập với các xã KV III và KV II khác để thành 5 xã KV II; 51 xã chuyển thành xã KV I; 2 xã không thuộc vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025. 

Như vậy, trong giai đoạn 2021 - 2025, có 53 xã KV II giai đoạn 2016 - 2020 sẽ không được thụ hưởng chính sách đối với xã thuộc diện khó khăn; 10 xã tiếp tục thụ hưởng các chính sách đối với xã khó khăn; 7 xã được thụ hưởng các chính sách đối với xã KV ĐBKK. Đồng thời, có 1 xã KV I, giai đoạn 2016 - 2020 (xã Vũ Lâm - Lạc Sơn) được vào diện hưởng chính sách đối với xã KV II. 

Đối với xã KV I, trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 52 xã thuộc KV I (địa bàn xã cũ chưa sáp nhập). Giai đoạn 2021 - 2025, có 74 xã KV I được hình thành từ việc sáp nhập 46 xã KV I, 51 xã KV II và 4 xã KV III.

Theo Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc phê duyệt danh sách thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình có 86 thôn, xóm thuộc diện ĐBKK, gồm: 38 thôn, xóm thuộc xã KV I và 48 thôn, xóm thuộc xã KV II. Cụ thể: 21 thôn, xóm thuộc diện ĐBKK trong giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục được phê duyệt thuộc diện ĐBKK trong giai đoạn 2021 - 2025. 65 thôn, xóm được phê duyệt thuộc diện ĐBKK giai đoạn 2021 - 2025, trong đó: 18 thôn, xóm mới được phê duyệt; 42 thôn, xóm được hưởng chính sách do các thôn, xóm này thuộc các xã KV III giai đoạn 2016 - 2020, nhưng giai đoạn 2021 - 2025 không thuộc diện xã KV III; 4 thôn, xóm được hình thành do sáp nhập các thôn, xóm ĐBKK để thụ hưởng chính sách giai đoạn 2021 - 2025; 1 xóm (xóm Chiềng Pùng, xã Bao La - Mai Châu) được hình thành do sáp nhập xóm Pùng (xóm ĐBKK) và xóm Dân Tiến (xóm không ĐBKK) để thụ hưởng chính sách giai đoạn 2021 - 2025. 

Đặc biệt, có 33 thôn, xóm thuộc các xã đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới những vẫn thuộc diện ĐBKK trong giai đoạn 2021 - 2025. 

Trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh có 89 thôn, xóm được thụ hưởng các chính sách thuộc diện ĐBKK, đến giai đoạn 2021 - 2025 chỉ còn 25 thôn, xóm tiếp tục được thụ hưởng; đồng thời, có 42 thôn, xóm trước đây thuộc các xã khu vực III (ĐBKK) đã thụ hưởng các chính sách theo diện xã ĐBKK, nay chuyển sang thực hiện các chính sách theo diện thôn, xóm ĐBKK. Như vậy, có 18 thôn, xóm trước đây không thuộc diện xóm ĐBKK, đến giai đoạn 2021 - 2025 bắt đầu được thụ hưởng các chính sách của thôn, xóm ĐBBK; 74 thôn, xóm đã ra khỏi diện ĐBKK không được thụ hưởng các chính sách trong giai đoạn 2021 - 2025. 

Hiện nay, Ban Dân tộc đang tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, đối chiếu, tham mưu thực hiện các chế độ, chính sách đối với vùng khó khăn, vùng ĐBKK của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp thực hiện chế độ, chính sách do T.Ư ban hành đối với địa bàn các xã, thôn, xóm ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020 đến nay không còn thuộc diện ĐBKK. 

Hiện, các chế độ, chính sách đối với xóm, xã thuộc vùng khó khăn, vùng ĐBKK đã được triển khai từ đầu năm 2021, do vậy, để giảm bớt khó khăn trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho người dân đang thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội của vùng khó khăn và ĐBKK trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc đã đề nghị tỉnh xem xét báo cáo UBDT, các bộ, ngành T.Ư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các chính sách an sinh xã hội đến hết ngày 31/12/2021 đối với người dân thuộc các địa bàn vùng khó khăn, vùng ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020 đã thoát khỏi diện vùng khó khăn, vùng ĐBKK giai đoạn 2021 - 2025. 


 
                            PV

Các tin khác


Sức vươn vùng đất khó

(HBĐT) - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, những năm gần đây, bằng sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vượt khó của mỗi gia đình, xã Đồng Chum đã từng ngày đổi thay. Những thiếu thốn về cơ sở hạ tầng thiết yếu được cải thiện nhờ các chương trình, dự án đầu tư hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước nâng cao bởi sự chăm lo của Đảng, Nhà nước, cùng các cấp, ngành và sự đồng thuận của bà con thực hiện mục tiêu xây dựng cuộc sống mới.

Tập huấn kỹ năng phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích cho trẻ tại Kim Bôi 

(HBĐT) - Sáng ngày 4/7, Hội đồng Đội huyện Kim Bôi phối hợp với Đoàn xã Bình Sơn tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước, tai nạn thương tích và mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em với sự tham gia của hơn 30 thiếu nhi tại bể bơi xóm Cuôi, xã Bình Sơn.

Nắng nóng cao điểm –  thợ điều hòa đắt khách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, ghi nhận nhiều đợt nắng nóng kỷ lục. Trời nắng nóng đổ lửa, nắng hầm hập, nóng như rang, như nung suốt từ sáng tinh mơ đến tối mịt. Nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát tăng chóng mặt. Các cửa hàng điện máy bán quạt, điều hòa làm mát lên ngôi. Người dân nháo nhác, chật vật, thợ điều hòa làm không hết việc.  

Giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư, phát triển đô thị thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Chính quyền TP Hòa Bình đang phối hợp với các sở, ngành chức năng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, giải phóng mặt bằng (GPMB), huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố đáp ứng các tiêu chí đô thị trước năm 2025 theo nghị quyết của Đảng bộ thành phố.

Hiệu quả dự án WOBA trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Dự án WOBA Hòa Bình nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và bình đẳng giới thông qua hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương; huy động thêm nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính bền vững, bình đẳng xã hội; tăng cường xã hội hóa việc vận động xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn và cấp nước nông thôn.

Dự án bò sinh sản - “phao cứu sinh” cho hộ nghèo ở xã Chí Đạo

(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là địa phương có cây dổi quý, được coi như "hạt vàng đen của núi rừng Tây Bắc” mang lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn không ít khó khăn khi nguồn thu chính của người dân dựa vào nông nghiệp, thu nhập bấp bênh do giá cả lên xuống thất thường. Năm 2018, nhờ nguồn vốn hỗ trợ chăn nuôi của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Chí Đạo đã thực sự có một "chiếc cần câu”, tự câu cho gia đình những "con cá” để từng bước ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục