(HBĐT) - Đoàn Thanh niên thị trấn Cao Phong (Cao Phong) hiện có 213 đoàn viên - thanh niên (ĐV-TN) sinh hoạt ở 11 chi đoàn trực thuộc. Những năm qua, thực hiện phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Đoàn thị trấn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ góp phần nâng bước thanh niên phát triển kinh tế.


Đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Phó Bí thư Chi đoàn khu 3, Đoàn Thanh niên thị trấn Cao Phong (Cao Phong) giới thiệu mô hình trồng cây có múi cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Theo đồng chí Trần Thị Mai, Bí thư Đoàn thị trấn Cao Phong, tuy là địa bàn trung tâm của huyện, nhưng ĐV-TN thị trấn còn gặp những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển các mô hình kinh tế. Cụ thể như nguồn vốn vay cho ĐV-TN còn ít, nhỏ giọt, trong khi có rất nhiều ĐV-TN có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi còn hạn chế, thủ tục cho vay vốn phức tạp. Đa số thanh niên sống phụ thuộc, chưa có tài sản thế chấp. Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, mở rộng và phát triển sản xuất còn lúng túng. Thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và kiến thức về thị trường. Do đó, các mô hình kinh tế của thanh niên mới chỉ dừng ở mức manh mún, nhỏ lẻ.

Đứng trước những khó khăn đó, Đoàn thị trấn đã chủ động làm cầu nối hỗ trợ thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chủ yếu là vốn vay giải quyết việc làm. Theo đó, hiện Đoàn thị trấn đang quản lý hoạt động của 2 tổ TK&VV thuộc Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong với tổng dư nợ trên 1,8 tỷ đồng. Trong đó, 1 tổ TK&VV của anh Trần Văn Sách, khu 1 hơn 500 triệu đồng và 1 tổ của chị Nguyễn Thị Minh, khu 2 gần 1,4 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, trên địa bàn đã có một số ĐV-TN sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế nổi bật như mô hình trồng cam Cao Phong của thanh niên Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Duy Hưng, chi đoàn khu 7. Để nguồn vốn vay được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, Đoàn thị trấn đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, động viên ĐV-TN địa phương tích cực thực hiện các mô hình phù hợp. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý các tổ TK&VV thông qua kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên. Từ đó, làm cơ sở, căn cứ để thông tin, trao đổi với Ngân hàng CSXH về việc sử dụng vốn vay của thanh niên có đúng mục đích hay có đem lại hiệu quả thực tế không.

Trên thực tế, với đặc thù về điều kiện KT-XH của địa phương, ĐV-TN chủ yếu phát triển loại hình kinh doanh dịch vụ và trồng cây có múi với khoảng 12 thanh niên tham gia chính. Trong đó, nổi lên như đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Huyền, khu 4 với mô hình kinh doanh dịch vụ giải trí, giải khát cho thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm; đồng chí Nguyễn Trung Kiên, khu 3 với mô hình trồng cây có múi, thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm; đồng chí Trần Thị Mai, khu 5 với mô hình kinh doanh đồ mỹ nghệ và trồng cây có múi cho thu nhập khoảng trên 200 triệu đồng/năm. Trong 2 năm trở lại đây, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Đoàn thị trấn vẫn đảm bảo duy trì việc tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, trao đổi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức để áp dụng vào các mô hình tại địa phương cho thanh niên. Ngoài ra, tổ chức các đợt thăm quan mô hình kinh tế hiệu quả ở những nơi khác có tính tương đồng với địa phương cho thanh niên có điều kiện học hỏi, tham khảo.

Đồng chí Trần Thị Mai, Bí thư Đoàn thị trấn Cao Phong nhấn mạnh: "Thời gian tới, Đoàn thị trấn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên tích cực hơn trong phong trào lập thân, lập nghiệp ở địa phương. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền để tạo điều kiện tối đa cho thanh niên thực hiện các mô hình phù hợp hay sáng tạo những mô hình kinh tế mới có tính khả thi cao. Đưa các nội dung phát triển kinh tế tập thể vào các buổi sinh hoạt chi đoàn để phổ biến rộng rãi trong ĐV-TN. Đồng thời, giám sát việc thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tranh thủ mọi nguồn vốn, nguồn hỗ trợ ưu tiên cho thanh niên tiên phong về phát triển kinh tế”. 


Gia Khánh

Các tin khác


Người dân xóm Mai Sơn thiếu nước ăn, công trình nước sạch bỏ hoang

(HBĐT) - Năm 2010, dự án di dân do sạt lở lòng hồ sông Đà thuộc 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn cũ (Mai Châu) có 60 hộ chuyển về tái định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), thành lập xóm Mai Sơn. Năm 2012, công trình cấp nước sinh hoạt của xóm Mai Sơn được đầu tư xây dựng; năm 2014, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng. Sau 3 năm hoạt động, công trình bị hỏng hóc, bỏ hoang đến nay.

70.000 lượt lao động được đánh giá kỹ năng nghề quốc gia

Đến nay, có 49 trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia toàn quốc, 193 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, ngân hàng đề thi ở 96 nghề và thực hiện đánh giá cho 70.000 lượt người lao động.

Cục Thuế tỉnh ủng hộ 50 triệu đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh về ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, chiều 10/8, đồng chí Vũ Hồng Long, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh đã trao 130 phần quà là nhu yếu phẩm (trị giá 50 triệu đồng) đến Uỷ ban MTTQ tỉnh để chung tay hỗ trợ PCD Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh.

Nhiều giải pháp tăng độ bao phủ thẻ BHYT

(HBĐT) - Theo số liệu rà soát của BHXH tỉnh, đến hết tháng 6, toàn tỉnh có trên 161 nghìn người được cấp thẻ BHYT do ngân sách Nhà nước đóng mà theo Quyết định số 861/QĐ-TTg sẽ không còn thuộc các xã vùng II, III, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em

(HBĐT) - Bảo vệ trẻ em khỏi những mối hiểm họa tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại là vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng. Hơn bất cứ khi nào, trẻ cần được chăm sóc, bảo đảm một môi trường sống an toàn.

Bài 2 - Lời giải nào cho môi trường an toàn của trẻ  

Điều chỉnh định mức chi cho các hoạt động của đơn vị hành chính mới sáp nhập

(HBĐT) - Cử tri hỏi: Sau sáp nhập, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã có địa bàn rộng, dân cư đông làm tăng quy mô quản lý, nhưng định mức chi thường xuyên theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND, ngày 5/12/2016 của HĐND tỉnh chưa đảm bảo định mức chi cho các hoạt động của cấp xã, cần điều chỉnh mức chi thường xuyên. Đề nghị ngành chức năng cho ý kiến về vấn đề này?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục