Dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tăng mạnh. Dư luận xã hội, đặc biệt các doanh nghiệp rất mong muốn cơ quan quản lý có mức giá hợp lý đối với các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm).



Các cơ sở y tế cần nghiêm túc triển khai thực hiện đúng theo nội dung Thông tư số 16 của Bộ Y tế về việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: TTXVN.


Đại diện Bộ Tài chính cho biết: Bộ đang đánh giá, rà soát để sửa đổi, bổ sung Luật Giá trong đó, nghiên cứu đưa mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế về danh mục mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế cụ thể đưa vào bình ổn giá.

Trước đó, nhiều hiệp hội và doanh nghiệp đã kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh COVID-19 vào diện bình ổn giá vì dịch còn kéo dài. Theo Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Theo Khoản 2, Điều 15 Luật Giá năm 2012; Khoản 1 Điều 3, Nghị định số 177/2013/NĐ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá cho thấy, "sản phẩm test nhanh COVID-19" không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành.

Với vai trò là cơ quan phối hợp tham gia ý kiến với Bộ Y tế quản lý giá hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, Bộ Tài chính đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tăng cường công khai giá vật tư, trang thiết bị y tế để các địa phương, đơn vị tham khảo mua sắm phục vụ phòng chống dịch COVID-19; đồng thời, đề nghị Bộ Y tế tăng cường công khai về giá thuốc, thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm… trên trang điện tử của Bộ Y tế theo nhiệm vụ đã quy định tại Luật Dược, Nghị định số 36/2016/NĐ-CP để các địa phương, đơn vị tham khảo trong mua sắm phục vụ phòng chống COVID-19.

Mới đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhân dân là việc quản lý giá với các mặt hàng y tế, đặc biệt là kit xét nghiệm. 

Riêng với kit test COVID-19, trước ngày 1/7, lượng test nhanh sử dụng không nhiều nhưng sau 1/7, Bộ Y tế dự báo thị trường sôi động hơn, đã yêu cầu các địa phương triển khai theo hướng "thực thanh thực chi". Để giảm giá thành, Bộ cũng liên tục có điều chỉnh về chiến lược xét nghiệm như hướng dẫn test gộp mẫu. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị đến tháng 9/2021 mới thực hiện.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đang thúc đẩy sản xuất trong nước, nên năng lực sản xuất và khả năng cung ứng kit xét nghiệm cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Bộ cũng ban hành Thông tư 16 về giá xét nghiệm, tính giá tối đa của test nhanh là 106.000 đồng. Nếu đơn vị đấu thầu giá thấp hơn thì chỉ được thu giá thấp hơn.

Ngày 8/11, Chính phủ ban hành Nghị định 89 về quản lý trang thiết bị y tế. Điểm mới của Nghị định này, là minh bạch toàn bộ quá trình quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đưa mặt hàng này vào quản lý giá. Còn Thông tư 16 hướng dẫn giá xét nghiệm nCoV của Bộ Y tế ban hành ngày 8/11, hiệu lực từ ngày 10/11 có nêu: Giá test nhanh không quá 109.700 đồng một lần, giảm một nửa so với trước đây, giá RT-PCR cũng giảm nhiều. Giá dịch vụ xét nghiệm nCoV bao gồm: Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, trả kết quả xét nghiệm; chi phí tiền lương; chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Do sinh phẩm hóa chất có dải giá rộng và biến động khi diễn biến dịch bệnh phức tạp, chi phí test xét nghiệm thực hiện "thực thanh, thực chi" theo loại test đã sử dụng và theo kết quả đấu thầu. Tuy nhiên để quản lý giá, Thông tư quy định mức tối đa dịch vụ xét nghiệm bao gồm sinh phẩm xét nghiệm mà cơ sở y tế được thu và thanh toán. Trường hợp chi phí xét nghiệm cao hơn tổng mức được thanh toán, cơ sở y tế được quyết toán phần chênh lệch thiếu vào nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị.

Với test nhanh, giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm. Mức thanh toán tối đa không quá 109.700 đồng/xét nghiệm. Ví dụ: Giá gồm chi phí trực tiếp, chi phí tiền lương của đơn vị theo mức giá khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là 16.400 đồng/xét nghiệm. Chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 50.000 đồng/test. Như vậy, tổng chi phí thực hiện dịch vụ test nhanh là 66.400 đồng/xét nghiệm.

Đơn vị y tế thu của người xét nghiệm, thanh toán với Quỹ bảo hiểm y tế (theo tỷ lệ), thanh toán với ngân sách nhà nước là 66.400 đồng/xét nghiệm (không được thu và thanh toán theo mức tối đa 109.700 đồng/xét nghiệm).

Trường hợp chi phí sinh phẩm xét nghiệm theo kết quả đấu thầu của đơn vị là 100.000 đồng/test. Tổng chi phí thực hiện dịch vụ test nhanh sẽ là 116.400 đồng/xét nghiệm. Tuy nhiên, đơn vị chỉ được thu của người bệnh, thanh toán với Quỹ bảo hiểm y tế (theo tỷ lệ), thanh toán với ngân sách nhà nước theo mức giá là 109.700 đồng/xét nghiệm; còn 6.700 đồng được quyết toán vào nguồn kinh phí đã giao tự chủ và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị.

Với xét nghiệm RT-PCR, trường hợp mẫu đơn, giá dịch vụ cũng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm. Mức thanh toán tối đa không quá 518.400 đồng/xét nghiệm. Trường hợp gộp mẫu, sinh phẩm xét nghiệm được chia đều theo số mẫu gộp.

Trước ngày 1/7, giá xét nghiệm Real-time PCR được Bộ Y tế quy định là 734.000 đồng/mẫu; test nhanh 238.000 đồng/mẫu. Với mức giá mới, chi phí test nhanh thấp hơn một nửa so với giá cũ.



                                                  Theo Baotintuc

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục